- Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phát triển Hội LHPN tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn cho hội viên phụ nữ, nhân dân về kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật ươm chè cành và
PHÒNG KINH TẾ HỘI LHPN TRẠM THÚ Y TRẠM KHUYẾN NÔNG
- Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các Hội phụ nữ cơ sở phối hợp với Hội nông dân cùng cấp tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật gieo cấy chăm sóc lúa, cây màu các loại, kỹ thuật trồng các loại giống ngắn ngày,…cho các hộ nông dân. Thông qua các đợt tập huấn, các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển kinh tế của huyện.
b. Kết quả triển khai hoạt động tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm chi phí, giải quyết các vấn đề về đất đai môi trường. Trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ trong huyện phối hợp với các ngành, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình, hội thảo nhằm trang bị những kiến thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân kiến thức trong sản xuất. Bảng 4.6 thể hiện một số hoạt động phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho hộ gia đình.
Bảng 3.11. Một số hoạt động tập huấn KHKT cho hộ gia đình
Nội dung Phú Lộc Tiên Du Gia Thanh
Lớp Người Lớp Người Lớp Người
1. Tập huấn KHKT
+ Thâm canh lúa, tăng năng suất cây trồng 2 185 2 167 2 142
+ Kỹ thuật sản xuất rau an toàn 1 72 2 124 -
+ Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 1 110 1 95 1 125
+ Phòng chống dịch bệnh cho gia súc GC 1 91 2 137 2 183
+ Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 1 75 - 2 164
2. Tham quan mô hình Buổi Buổi Buổi
+ Mô hình trồng Hồng không hạt, bưởi diễn 1 35 - 2 156
+ Mô hình trồng Thanh long đỏ 1 42 1 65 1 68
+ Mô hình sản xuất rau an toàn 1 40 2 172 -
+ Mô hình trồng hoa, nón lá truyền thống - 1 95 2 158
+ Mô hình nuôi gà an toàn sinh học 2 164 1 82 -
Qua điều tra cho thấy, tập huấn chuyển giao KHKT là hoạt động lớn của Hội nhằm hỗ trợ hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tập huấn về trồng trọt là 12 lớp, tập huấn về chăn nuôi là 8 lớp. Nội dung chủ yếu của các lớp tập huấn là triển khai kỹ thuật chăm sóc lúa, gieo cấy đúng thời vụ, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Hội phối hợp các phòng, ban, ngành tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập trung vùng trồng rau màu, cây ăn quả cho các hộ. Kết quả nghiên cứu ở 3 xã cho thấy, xã Phú Lộc, Tiên Du có nhiều người tham gia tập huấn nhất. Đây là những xã gần ven bãi có diện tích đất canh tác bình quân/hộ nhiều.
Huyện Phù Ninh đang trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đô thị hóa, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do các dự án khu đô thị, công nghiệp ngày càng nhiều. Trong giai đoạn mới, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp chung của huyện là tập trung ruộng đất dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao. Hoạt động xây dựng mô hình kinh tế, tham quan, hội thảo học tập kinh nghiệm được các tổ chức Hội triển khai tích cực như mô hình trồng hồng không hạt, bưởi diễn, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng chè, mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
c. Ý kiến đánh giá hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật của các hộ gia đình Trong số các hộ được phỏng vấn, có 78,3% hộ tham gia các hoạt động tập huấn KHKT, các hộ còn lại không tham gia với lý do bận nhiều việc, gia đình hết đất canh tác. Đối với các hộ tham gia tập huấn, 76,6% cho rằng nội dung các buổi tập huấn tốt, 23,4% cho rằng nội dung tập huấn ở mức độ trung bình, chưa tốt, lý do nội dung tập huấn chưa phù hợp nhu cầu thực tế của hộ; 91,5% ý kiến cho rằng phương pháp truyền đạt của các giảng viên dễ hiểu, các giảng viên là chuyên viên, lãnh đạo của trung tâm, phòng, ban chuyên môn của huyện, tỉnh có kiến thức chuyên môn rộng, khả năng truyền đạt tốt, các ý kiến còn lại cho rằng phương pháp truyền đạt khó hiểu, những ý kiến này chủ yếu là các hộ nghèo, hộ cao tuổi hạn chế khả năng tiếp thu; về thời gian tập huấn, 78,7% hộ được hỏi có ý kiến là phù hợp, chỉ 2,1% ý kiến cho rằng thời gian tập huấn dài, 19,2% ý kiến cho rằng thời gian tập huấn ngắn. Thực tế thời gian tập huấn khoảng 1 buổi, những kiến thức truyền đạt phải cô đọng, cho nên để giải đáp những vấn đề trong sản xuất của người dân cần có
Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn
Chỉ tiêu Phú Lộc Tiên Du Gia Thanh Tổng
Số hộ điều tra 20 20 20 60
*Tỷ lệ người tham dự tập huấn 90,0 85,0 60 78,3
1. Nội dung tập huấn KHKT
- Tốt 66,7 82,4 83,3 76,6 - Trung bình 27,7 17,6 16,7 21,3 - Kém 5,6 0 0 2,1 2. Phương pháp truyền đạt - Dễ hiểu 88,9 94,1 91,7 91,5 - Khó hiểu 11,1 5,9 8,3 8,5
2. Thời gian tập huấn
- Dài 0 0 8,3 2,1 - Phù hợp 83,3 76,5 75,0 78,7 - Ngắn 16,7 23,5 16,7 19,2 3. Hỗ trợ kinh phí - Đủ 83,3 82,4 83,3 83,0 - Quá ít 16,7 17,6 16,7 17,0 - Quá nhiều 0 0 0 0
*Tỷ lệ người tham quan mô hình 25,0 20,0 0 15,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2020 )
Hộp 3.1. Ý kiến của hội viên tham gia tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội phụ nữ tổ chức
“… Tôi đã tham gia nhiều buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội phụ nữ tổ chức rồi. Có nhiều nội dung rất có ích như kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm mà gia đình tôi đang thực hiện nhưng có một số phương pháp mới, kỹ thuật cao tôi cũng chưa dám đưa vào sản xuất, vẫn phải dựa vào kinh nghiệm vì do tôi sợ ảnh hưởng đến sự ổn định của đàn vật nuôi. Tuy nhiên tôi thấy việc tập huấn chủ yếu là học lý thuyết, tập huấn xong nội dung ghi nhớ chỉ được khoảng 2/3 số lượng kiến thức. Cần có nhiều buổi thực hành và tài liệu dễ hiểu phát cho hội viên tham gia để cầm về gia đình nghiên cứu thêm.”
Nguồn: Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thuận - hội viên chi hội 1,xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, lúc 14h30’ ngày 25/4/2020 tại nhà chị Thuận
Như vậy, qua kết quả tổng hợp phỏng vấn cho thấy rằng hoạt động hỗ trợ hộ gia đình tập huấn hỗ trợ KHKT trong sản xuất là hoạt động thiết thực được người dân đánh giá cao, góp phần giải quyết những khó khăn, bổ sung kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời, nội dung phù hợp với tình hình cụ thể từng địa phương.
Bảng 3.13. Kết quả hộ gia đình ứng dụng KHKT sau học tập Nội dung
Đơn vị
Kiến thức KHKT Mô hình tham quan
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
Phú Lộc 10 55,6 2 40,0
Tiên Du 7 41,2 1 25,0
Gia Thanh 5 41,7 -
Tổng 22 46,8 3 30,3
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2020 )
Trong số những hộ tham gia tập huấn KHKT, có 46,8% số người tham gia tập huấn trả lời là kiến thức KHKT đã được gia đình ứng dụng trong sản xuất. 30,3% người tham quan mô hình kinh tế đã chuyển đổi mô hình kinh tế của gia đình.
3.3.3. Vai trò trong hoạt động hỗ trợ nguồn vốn tạo điều kiện cho hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế vốn phát triển kinh tế
a. Tình hình triển khai hoạt động hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, kinh doanh Vay vốn phát triển sản xuất luôn là nhu cầu của các hộ gia đình. Ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện chỉ đạo các cơ sở Hội tiếp tục duy trì, củng cố và quản lý các nguồn vốn Hội đang quản lý. đồng thời tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội duy trì và phát triển nguồn vốn tín chấp của tổ chức hội.
* Về hoạt động tín chấp:
- Nguồn vốn Ngân hàng chính sách-xã hội.
Đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn cho các đối tượng chính sách có quy mô, số lượng cho vay lớn nhất hiện nay. Hiện nay, để đảm bảo không bỏ sót đối tượng vay, tiện trong quản lý Ngân hàng chính sách đã có quy chế phối hợp với các đoàn thể chính trị-xã hội để giao ủy thác cho vay vốn đến hộ vay
Có 10 chương trình cho vay được triển khai tới người dân đó là: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ thoát nghèo, cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay nhà ở xã hội, cho vay hộ nghèo về nhà ở. Lãi suất vay vốn tương đối thấp tùy chương trình vay tuy nhiên có giới hạn mức vay tối đa do đây chỉ là nguồn vốn hỗ trợ để khuyến khích người nghèo, đối tượng chính sách trong xã hội sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, đảm bảo những điều kiện sống căn bản.
Hiện nay các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã thành lập 83 tổ tiết kiệm vay vốn ở 17/17 xã, thị trấn. Tổng dư nợ là 75.762 triệu đồng/2.737 hộ vay vốn. Các hộ tham gia vay vốn thuộc quản lý của Hội phụ nữ các xã, thị trấn được tiếp cận và vay vốn trong tất cả các chương trình cho vay của NHCS huyện, đặc biệt chú trọng cho vay hộ nghèo, cận nghèo và phát triển kinh tế hộ.
Bảng 3.14. Tỷ trọng nguồn vốn ủy thác Ngân hàng chính sách của Hội phụ nữ huyện
ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ 1 Hội Phụ nữ 71.168 73.393 75.762 102,12 103,22 102,67
2 Hội Nông dân 66.817 68.770 69.240 102,92 100,68 101,8
3 Hội Cựu chiến binh 56.935 57.772,6 58.968 101,47 102,07 101,77
4 Đoàn Thanh niên 34.705 37.391,8 40.772 107,74 109,04 108,39
Tổng cộng 229.625 237.327,4 244.742 103,35 103,12 103,23
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phù Ninh (2019)
Bảng 3.14 thể hiện tỷ trọng nguồn vốn ủy thác NHCS của Hội phụ nữ huyện so sánh với các tổ chức chính trị - xã hội khác qua các năm. Trong 04 đoàn thể chính trị - xã hội, Hội Phụ nữ huyện đứng đầu với tỷ trọng 30,95%, xếp sau là Hội Nông dân với 28,29%, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên chiếm 40,13% còn lại. Như vậy có thể thấy rằng, Hội Phụ nữ luôn tích cực, có trách nhiệm cao trong hoạt động tín chấp vay vốn; tranh thủ mọi nguồn hỗ trợ, đặc biệt là nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách-là nguồn vốn dễ tiếp cận nhất để tham gia giúp hội viên đảm
bảo nguồn lực tài chính thực hiện tốt các phương án, kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bảng 3.15. Các chương trình tín chấp vay vốn Ngân hàng CSCH
ĐVT: Triệu đồng
TT Chương trình vay Lãi xuất Đối tượng
cho vay Mức vay
1 CV hộ nghèo 6,6 hộ nghèo 100
2 CV hộ cận nghèo 7,92 hộ cận nghèo 100
3 CV hộ mới thoát nghèo 8,25 hộ mới thoát nghèo 100
4 CV HSSV có HCKK 6,6 hộ có con đi học 2,5/tháng
5 CV nước sạch &VSMT 9,0 hộ khu vực nông thôn 20
6 CV giải quyết việc làm 7,92 hộ có nhu cầu SXKD 100
7 CV ĐTCS đi LĐ nước ngoài 6,6 Hộ có con đi LĐ Chi phí
XKLĐ
8 CV hộ SXKD vùng KK 9,0 Các hộ vùng KK 50
9 CV hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 3,0 Hộ nghèo có nhu
cầu xây nhà
25
10 CV nhà ở xã hội 4,8 Các hộ dân có nhu
cầu xây nhà
Theo CPXN
Nguồn: Ngân hàng CSXH, (2019)
Bảng 3.15 cho thấy có 10 chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách, trong đó cho vay hỗ trợ về nhà ở có lãi xuất thấp nhất là 3,0%. Sau đó là chương trình cho vay nhà ở xã hội với lãi xuất 4,8% (Nguồn vốn mới triển khai từ năm 2018). Chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài là 6,6%. Tiếp đến là lãi suất cho vay hộ cận nghèo và cho vay giải quyết việc làm là 7,92%. Cho vay hộ mới thoát nghèo lãi suất là 8,25%. Đối với cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường và cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn lãi xuất cao nhất so với các chương trình cho vay khác là 9,0%.
Về Tiêu chuẩn cho vay đối với các chương trình tín chấp Ngân hàng CSXH: + Những thành viên vay vốn thông qua tổ chức Hội phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
+ Là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn.
+ Có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
được UBND xã phê duyệt.
+ Có mục đích cụ vay vốn cụ thể trong việc sử dụng vốn vay.
+ Có người thừa kế hợp pháp.
+ Được tổ vay vốn bình xét công khai, minh bạch.
- Nguồn vốn Quỹ Phụ nữ nghèo của tỉnh.
Ngoài nguồn vốn của ngân hàng CSXH, Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phát triển Hội LHPN tỉnh Phú Thọ triển khai nguồn vốn Quỹ phụ nữ nghèo cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn thị trấn Phong Châu và xã Phù Ninh, mức vay từ 20 triệu đồng trở lên/ hộ.
Bảng 3.16. Tỷ trọng nguồn vốn Quỹ Phụ nữ nghèo của Hội phụ nữ huyện
ĐVT: Triệu đồng TT Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ 1 Thị trấn Phong Châu 3.962 4.430 5.380 111,81 121,44 116,62 2 Xã Phù Ninh 1.276 1.891 2.295 148,19 121,36 134,77 Tổng cộng 5.238 6.321 7.639 120,67 120,85 120,76
Nguồn: Hội LHPN huyện năm (2019)
Đối với nguồn vốn Quỹ phụ nữ nghèo mới triển khai tại 2/17 đơn vị trên địa bàn huyện. Nguồn vốn vay của thị trấn Phong Châu chiếm cơ bản 70,49% vì hội viên, phụ nữ trên địa bàn thị trấn chủ yếu làm nghề buôn bán, kinh doanh dịch vụ nên rất phù hợp với loại hình cho vay của nguồn vốn này. Đối với xã Phù Ninh có địa bàn ít người buôn bán kinh, doanh dịch vụ nên nhu cầu vay vốn ít hơn chiếm 29,51%.
Bảng 3.17. Tỷ trọng nguồn vốn Quỹ TYM của Hội phụ nữ huyện ĐVT: Triệu đồng TT Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 BQ 1 TT Phong Châu 1.240 1.436,5 1.681,3 115,84 117,04 116,44 2 Xã Phù Ninh 720 935,6 1.216,8 129,94 130,05 129,99 3 Tiên Du 1.452 1.896,7 2.196,5 130,62 115,80 123,21 4 Phú Lộc 2.840 3.128 3.455,9 110,14 110,48 110,31 5 Phú Nham 1.655 1.937,4 2.122,8 117,06 109,56 113,31 6 Trạm Thản 1.917 2.355,9 2.566 122,89 108,91 115,90 7 Bình Phú 2.184 2.540,6 2.847,9 116,32 112,09 114,20 Tổng cộng 12.368 14.230,7 16.087,2 115,06 113,04 114,05 Bảng 3.17 thể hiện nguồn vốn do Quỹ TYM của Trung ương Hội LHPN Việt Nam triển khai cho hội viên, phụ nữ và nhân dân trên địa bàn. Có 7 đơn vị được tiếp cận nguồn vốn, xã Phú Lộc là đơn vị triển khai đầu tiên, làm điểm của huyện, có