GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 5.1 Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Tổng quan về các khu bảo tồn thiên nhiên potx (Trang 25 - 30)

5.1. Giải pháp về quản lý

5.1.1. Giải pháp về tằng cường đồng quản lý

Cần tìm hiểu thực tế, hiện trạng ở mỗi khu bảo tồn thiên nhiên, từ đó đưa ra các giải pháp về quản lý. Quản lý theo mô hình phân cấp, kết hợp hài hòa giữa nhà nước và nhân dân, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ khu bảo tồn, phát triển các khu bảo tồn, kết hợp với việc khai thác các lợi ích khác của các khu bảo tồn.

5.1.2. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý

Đào tạo nâng cao năng lực trình độ về quản lý cho cán bộ, công nhân viên quản lý các khu bảo tồn. Đồng thời, cũng tăng cường đào tạo bổ túc văn hóa, nâng cao trình độ văn hóa cũng như nhận thức về giá trị của khu bảo tồn cho cộng đồng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiêt bị

Đảm bảo điều kiện, phương tiện cho các hoạt động thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị cần thiết cho công việc quản lý như: Xây dựng trụ sở cho Ban quản lý khu bảo tồn, xây dựng các trạm bảo vệ, tăng cường trang thiết bị và bảo hộ lao động cần thiết như máy tính, máy in, GPS, ống nhòm, máy ảnh, quần áo bảo hộ…

5.2. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ

5.2.1. Giải pháp về đồng đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên

Giá trị bảo tồn ở đây là những giá trị về tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là đa dạng sinh học. Việc đánh giá mang tính chất khoa học chủ yếu sẽ do các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá cần thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là công đồng dân cư, nhằm thu hút người dân ngay từ đầu tham gia các hoạt động bảo tồn.

Thông qua đánh giá các giá trị bảo tồn, người dân sẽ có cơ hội đóng góp những hiểu biết và kinh nghiệm, ví dụ như phân bố, tập tính, tập quán, của các loài thực vật. Những kiến thức này bổ sung cho việc đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn. Đồng thời thông qua các hoạt động đánh giá, có thể so sánh được các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học với mục tiêu quan tâm của người dan đối với khu bảo tồn.

5.2.2. Giải pháp về giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia

Giám sát đa dạng sinh học là nội dung quan trọng trong các hoạt động của khu BTTN bởi vì nó có thể trả lời được phần nào về hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên rừng.

Đồng quản lý tài nguyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân và các bên liên quan. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia thì đối tượng và phương pháp

giám sát chỉ cần đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn tập trung được vào một số đối tượng ưu tiên bảo tồn.

5.2.3. Chuyển giao công nghệ

- Xây dựng các mô hình phát triển nông lâm ngư nghiệp như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; các mô hình VACR; mô hình trồng rừng, phục hồi rừng, nuôi ong mật… Thông qua đó chuyển giao khoa học, kỹ thuật là mô hình nhân rộng ra toàn xã và các vùng lân cận.

- Chuyển giao kỹ thuật sử dụng tiết kiệm nguyên liệu như: bếp đun củi cải tiến, bếp ga sinh học nhằm giảm áp lực về nguồn nguyên liệu vào tài nguyên rừng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm từ cấp thôn nhằm tạo điều kiện nhanh chóng và dễ dàng cho người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên cũng như chỉ đạo sản xuất. Trang bị máy tính tới xã và nối mạng thí nghiệm nhằm phục vụ chuyển giao công nghệ nhanh chóng và cập nhật, sau đó có thể nhân rộng ra các vùng lân cận. Ban quản lý khu BTTN kết hợp với Chi cục Kiểm lâm có thể xây dựng trang Web về quản lý tài nguyên, trong đó có thông tin về đồng quản lý và những thông tin cần thiết về bảo tồn thiên nhiên.

5.3. Nhóm giải pháp kinh tế

5.3.1. Nâng cao thu nhập cho người tham gia và phát triển kinh tế - xã hộicộng đồng cộng đồng

Thực tế, các giải pháp tiến tới đồng quản lý cũng đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các bên liên quan tham gia. Nghiên cứu đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể sau:

- Các nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động đồng quản lý như bán lâm sản thu được từ khai thác và vận chuyển trái phép; các nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước; kinh phí hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế… sẽ trích một phần để trả phụ cấp ổn định (ít nhất là bằng số tiền họ thu nhập được từ sản phẩm của rừng trước đây) cho các thành viên đồng quản lý.

- Ưu tiên kinh phí Chương trình 661, 135 và các chương trình khác để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội trong khu BTTN

- Nghiên cứu đề xuất đầu tư phát triển du lịch sinh thái đưa vào chương trình hoạt động của hội đồng quản lý rừng, tăng thêm nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư.

5.3.2. Giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản

Khai thác sử dụng tài nguyên rừng cũng là một trong những truyền thống văn hoá, đồng thời là một nguồn thu nhập đáng kể trong đời sống của người trong khu vực khu BTTN. Vì vậy, không thể cấm hoàn toàn, mà cần có giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các loại lâm sản. Sau khi thảo luận với người dân, một số giải pháp cơ bản được đề xuất như sau:

- Trước hết, đánh giá, so sánh những loại lâm sản quan trọng đối với người dân, sau đó xác định loài nào được khai thác;

- Xác định phương thức khai thác và phát triển bền vững cho từng loài.

5.4. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách

Hiện nay, hệ thống chính sách của Nhà nước và ở các tỉnh hầu như chưa đề cập đến hình thức đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn. Trong khi đó, cơ chế chính sách là xương cốt, là cơ sở pháp lý của sự tồn tại và phát triển của các cơ quan, tổ chức. Vậy vấn đề đặt ra là cần có hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hoạt động cụ thể của hội đồng quản lý khu BTTN. Mô hình xây dựng chính sách được đề xuất là kết hợp giữa thể chế địa phương với chính sách hiện hành của nhà nước.

Trên cơ sở đó, một số giải pháp chính về chính sách đồng quản lý được đề xuất như sau:

5.4.1. Xây dựng cơ chế chính sách tổ chức đồng quản lý

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập và ban hành ban quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý khu BTTN, với một số nội dung cơ bản như sau:

- Công bố thành lập Hội đồng quản lý khu BTTN với cơ cấu quản lý và nhân sự;

- Quy định tạm thời chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản lý khu BTTN;

- Xây dựng quy chế quản lý rừng của hội đồng, bao gồm: Chức năng, nghĩa vụ, quyền lợi của các đối tác tham gia trong hội đồng.

5.4.2. Chính sách hưởng lợi

Các khu BTTN cần nghiên cứu một quy chế quản lý và sử dụng bền vững những loài có thể khai thác và sử dụng ở phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

Các cơ quan, ban ngành các cấp ban hành chính sách đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động của Hội đồng quản lý khu BTTN. Đồng thời, chính quyền các cấp có chính sách thu hút đầu tư của các ngành, các cơ quan, các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư hỗ trợ cho công tác đồng quản lý các khu BTTN.

5.5. Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục

Tuyên truyền giáo dục là một trong những nội dung hoạt động rất quan trọng trong đồng quản lý các khu BTTN. Nó không chỉ giúp người dân, mà còn giúp chính các cán bộ làm công tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Khi người dân và các bên liên quan đến tài nguyên rừng nâng cao được nhận thức, tự nhận ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự nhiên thì khi đó công tác bảo tồn sẽ thành công và tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng ổn định, bền vững.

5.6. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư

Nhóm giải pháp về vốn: các nguồn vốn chủ yếu là ngân sách, hợp tác quốc tế, các bên đóng góp.

- Vốn đầu tư cho các hạng mục, xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành quản lý;

- Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội;

- Vốn nhà nước và các ngành hỗ trợ một phần cho công tác tuyên truyền và mua trang thiết bị.

5.6.2. Vốn kêu gọi đầu tư quốc tế

Kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục và trang thiết bị tăng cường năng lực từ các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, FFI, BirdLife và các tổ chức chính phủ, phi chính phủ khác.

5.6.3. Vốn các bên đóng góp

Các bên liên quan đóng góp vồn bằng nguồn thu được từ các hoạt động như: trích một phần sản phẩm thu được từ các vụ buôn bán, khai thác trái phép tài nguyên; ngoài ra có đóng góp công lao động cho các hoạt động.

Một phần của tài liệu Tổng quan về các khu bảo tồn thiên nhiên potx (Trang 25 - 30)