thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ : Ở góc yêu thương, tôi cho trẻ làm những trái tim đầy màu sắc bằng
bìa cứng để trang trí, có bàn học, trải chiếu, sách truyện và lấy tên góc là “Góc
yêu thương” để thu hút trẻ.
download by : skknchat@gmail.com
Một số biêṇ pháp giáá́o dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Hình ảnh: Góc yêu thương.
Ngoài việc lựa chọn tiêu đề ra, tôi còn chú ý tới tranh ảnh của mẫu gợi ý trong góc chơi. Vì ở trẻ khả năng tư duy chưa bền, trẻ dễ nhớ, mau quên. Nên trong mỗi chủ điểm, mỗi góc chơi cần có tranh mẫu gợi ý cung cấp kiến thức cho trẻ quan sát. Những bức tranh mẫu đó phải có hình ảnh sinh động, màu sắc đẹp, thu hút trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ
Hình ảnh: Mẫu gợi ý trong góc chơi: “Yêu thương là quan tâm, chia sẻ”
Thông qua hình thức này trẻ được quan sát và cùng nhau bàn luận bức tranh về lòng yêu thương. Trẻ biết: “Yêu thương là quan tâm, yêu thương là chia sẻ, yêu thương là tốt bụng”. Qua đó trẻ có thể hiểu ý nghĩa và nội dung giáo dục.
download by : skknchat@gmail.com
Một số biêṇ pháp giáá́o dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
Ví dụ : Khi dạy trẻ biết “Giải quyết xung đột - Cư xử bằng trái tim”
Tôi xây dựng môi trường học tập cho trẻ bằng hình thức: Trang trí mảng tường có nhiều loài hoa nổi bật, phía trên tôi gắn hình ảnh hai bạn nhỏ đang ôm nhau rất hạnh phúc. Hay khi dạy trẻ biết “Yêu thương là quan tâm”, tôi trang trí mảng tường bằng các sản phẩm do trẻ tự làm như: bưu thiếp, hộp quà, tranh vẽ, trái tim,... mà ở mỗi sản phẩm có ghi những lời chúc, lời quan tâm của trẻ dành cho người thân, bạn bè, cô giáo,...
Tóm lại, cô cần xây dựng môi trường học tập cho trẻ bằng nhiều cách sao cho phù hợp với nội dung bài dạy mình đang thực hiện. Và luôn thay đổi, lựa chọn các hoạt động phù hợp với kế hoạch tháng, kế hoạch tuần; theo đúng phiên chế kế hoạch nhà trường xây dựng. Qua hình thức xây dựng môi trường học tập cho trẻ giúp cho các hoạt động của lớp nói chung và hoạt động giáo dục lòng yêu thương nói riêng đạt hiệu quả cao. Từ đó giúp trẻ yêu thích thể hiện và thích học hoạt động này hơn.
3.6 Biện pháp 6:Trao đổi, phối hợp với phụ huynh.
Trao đổi, phối hợp là quá trình cùng nhau bàn bạc ý kiến để đi đến thống nhất, cùng hành động, hoạt động hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Ở trường mầm non không thể thiếu hoạt động trao đổi, phối hợp, vì trẻ ở độ tuổi đến trường cùng một lúc tiếp nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Dù nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu, đổi mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thì chất lượng giáo dục trẻ, giáo dục một con người sẽ không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy giữa hai nền giáo dục ấy cần phải có sự thống nhất, đồng bộ.
Do đó việc dạy trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà cần phối kết hợp với gia đình trao đổi để hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, việc dạy trẻ lòng yêu thương giúp hình thành nền tảng nhân cách cho trẻ sau này.
Trao đổi, phối hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về tính cách, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh, nếp sống của trẻ để từ đó đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp, tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà đúng cách như dành nhiều thời gian hơn cho con, thường xuyên lắng nghe, trò chuyện với trẻ, bày tỏ lòng yêu thương trước mặt trẻ để trẻ học tập và bắt chước.
Để làm tốt công tác trao đổi, phối hợp với phụ huynh thì giáo viên cần phải lập kế hoạch tháng, kế hoạch tuần một cách rõ ràng, cụ thể. Tuyên truyền, thông báo trong các giờ đón và trả trẻ về nội dung cũng như kế hoạch hàng tháng, hàng tuần cho phụ huynh. Để phụ huynh biết được con em mình đang học trong kế hoạch tháng nào? Chuẩn bị bước sang tháng mới nào? Trong tháng này,
download by : skknchat@gmail.com
Một số biêṇ pháp giáá́o dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi
con em mình được học những gì? Học những bài học yêu thương nào? Để phụ huynh về cũng sẽ kiểm tra, ôn lại cho con em mình.
Tổ chức họp phụ huynh định kỳ để thông báo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường, kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần theo dõi kế hoạch hàng tuần được thể hiện ở bảng tuyên truyền ngay cửa lớp, để phụ huynh nắm được kế hoạch cùng kết hợp với cô giáo, với nhà trường dạy trẻ biết yêu thương được tối ưu nhất. Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ ở lớp để phụ huynh cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện tại nhà. Nhất là với những cháu hiếu động hoặc còn nhút nhát thì ngoài những lúc ở trường ra phụ huynh cũng cần động viên, giáo dục thêm cho trẻ, khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn hơn. Khi trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, có sự tự tin thì trẻ sẽ thoải mái thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh.
Chỉ khi có sự phối hợp và thực hiện kế hoạch giáo dục một cách đồng bộ giữa gia đình và nhà trường thì trẻ mới có thể khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện được.
Trao đổi cho phụ huynh hiểu: Muốn trẻ thể hiện được lòng yêu thương với mọi người thì điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu con cái mong ước gì từ mình, đó là:
+Không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng.
+Muốn cha mẹ đối xử công bằng giữa các thành viên.
+Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật.
+Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng.
+Niềm nở với bạn bè của con.
+Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con.
+Không kỉ luật con trước mặt người ngoài.
+Tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết, nhược điểm của con.
+Cha mẹ nhất quán và kiên định.
Bởi vậy nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu mong muốn của con cái, có những câu nói, hành động không tốt làm cho trẻ có những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức.
Việc hiểu và giáo dục lòng yêu thương cho trẻ là việc không thể một sớm một chiều mà làm được, đó là một quá trình và đòi hỏi phải có sự kiên trì nhẫn nại của cha mẹ cũng như cô giáo.
Bất kể là cha mẹ hay cô giáo, chúng ta hãy:
“Yêu con, hãy để con được tự lập. Yêu con, hãy để con có sự tự tôn.
download by : skknchat@gmail.com
Một số biêṇ pháp giáá́o dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi Yêu con, hãy cho con đầy ắp tinh thần khám phá thế giới này.
Nếu chúng ta yêu con, hãy để cho con phát triển theo yêu cầu cuộc sống của chính bản thân chúng”.
Có như vậy, trẻ em mới được phát triển một cách toàn diện, có nền tảng nhân cách đạo đức tốt cho sự phát triển sau này.