PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tài:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi (Trang 26 - 28)

3.1. Ý nghĩa của đề tài:

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài , ở mọi lúc mọi nơi và rất quan trọng vì giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân tạo những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi thông qua mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non và ở gia đình trẻ. Vì vậy để giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng sống ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về môi trường giáo dục và môi trường xã hội, có ý thức, hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

trẻ em như một tờ giấy trắng, ngây thơ, trong trắng nếu ta viết lên đó những điều tốt thì trẻ sẽ tốt, nhưng khi ta viết lên đó những điều xấu thì tương lai của các em sẽ không tốt đẹp. trẻ em góp phần không nhỏ trong việc tiếp nối, lĩnh hội những tri thức mới là nền tảng của sự phát triển của đất nước sau này. Giáo dục trẻ biết chào hỏi khi gặp người lớn, biết dạ thưa khi trả lời, biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi, cám ơn đúng tình huống. Giáo dục trẻ biết xếp hàng chờ tới lượt, không tranh giành đồ chơi của bạn, biết chia sẽ, nhường nhịn và giúp đỡ bạn cùng chơi. Môi trường trong nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Môi trường hoạt động để giáo dục trẻ ở đó người lớn phải luôn mẫu mực và làm gương cho trẻ noi theo. Tạo môi trường thân thiện với trẻ, gần gũi thương yêu và luôn giúp đỡ trẻ thấy tự tin , thoải mái. Việc dạy cho trẻ biết lễ phép không chỉ có tác dụng uốn nắn khuôn khổ cho trẻ từ nhỏ mà còn có tác dụng giúp cho trẻ ngoan ngoãn và nghe lời cô giáo và bố mẹ nhiều hơn.

Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua việc áp dụng những biện pháp mới, tôi thấy trẻ linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành. Bằng sự chủ động linh hoạt vận dụng các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động khác nhau làm cho trẻ hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện

được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè. Giáo viên sáng tạo hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho trẻ.

Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ và góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:

Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ. Cụ thể như sau:

*Đối với Ban Giám hiệu:

- Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề dạy trẻ kỹ năng sống để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy trẻ.

* Đối với giáo viên:

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.

- Thường xuyên bổ sung và thay đổi các hình thức trong dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách sáng tạo.

-Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về kỷ năng sống cho trẻ.

- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.

* Đối với phụ huynh:

- Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục.

- Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục mềm dẻo, phù hợp với trẻ ở nhà.

- Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.

Trên đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ kỷ năng sống mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu thích.

Tôi xin chân thàà̀nh cảả̉m ơn !

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi (Trang 26 - 28)