Thời gian 40 phút một tiết thì thời gian dành cho việc chữa bài sẽ rất ít. Chính vì vậy, sau khi HS viết xong bài tôi sẽ thu một vài bài của các em học tốt - học khá - học trung bình hoặc yếu để nhận xét, đánh giá. Dùng máy Projecter để chiếu bài của HS. Yêu cầu các em nhận xét về nội dung, câu, từ, cách diễn đạt. Giáo viên gạch chân từ dùng sai, hay những câu chưa rõ ý. Nếu dùng từ sai, học sinh khác có thể bổ sung thay thế bằng từ khác cho phù hợp hơn. Nếu em
29
nào viết câu chưa rõ ý, giáo viên có thể gọi chính học sinh đó sửa luôn. Ví dụ giáo viên có thể hỏi học sinh:
- Câu em viết đã đủ hai bộ phận chưa? - Còn thiếu bộ phận nào?
- Em có thể sửa lại để cô và các bạn biết rõ em viết điều gì không?
Việc chiếu bài còn giúp học sinh quan sát các bài viết trình bày đẹp, đọc các bài viết hay. Nếu em nào làm bài tốt, viết được các câu văn có hình ảnh, dùng biện pháp nghệ thuật thì GV phải biểu dương kịp thời và đọc cho cả lớp nghe, đánh giá sự cố gắng tiến bộ vượt bậc của em đó để động viên và khích lệ để các em khác phấn đấu. Đối với bài làm có ý hay, giáo viên giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn hay hơn.
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp dạy học theo hướng tích cực tôi đã nêu trên, tôi thấy kết quả học TLV viết của lớp mình đạt được thật đáng mừng. Tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
HS có kĩ năng viết văn tốt 27/42 = 64,3% Học sinh có kĩ năng viết văn 14/42 = 33,3% HS chưa có kĩ năng viết văn 01/42 = 2,4%
Qua bảng thống kê kết quả, tôi thấy lớp 3C là lớp tôi thực nghiệm đã có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết học sinh viết đúng nội dung của chủ đề yêu cầu. Các em sử dụng từ ngữ rất chính xác, viết thành câu và đã biết dùng các dấu câu đã học vào bài viết. Có những bài văn viết rất tự nhiên và chân thực. Các em không còn ngại học, sợ học môn TLV nữa. Kết quả học tập tiến bộ rõ rệt nên các em càng phấn khởi, hăng say học tập. Không những đạt kết quả tốt trong môn TLV mà các em còn giao tiếp tốt trong cuộc sống hàng ngày. Bản thân tôi cùng cảm thấy thật sự nhẹ nhàng khi dạy các em viết bài TLV, tôi không phải nhắc nhở thúc giục các em như trước nữa, mà các em đã chủ động viết bài bằng vốn kiến thức của mình.
Tôi xin dẫn một số bài văn của học sinh lớp tôi.
30
31
32
33
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, muốn có kỹ năng viết văn cần cả một quá trình rèn luyện lâu dài nhưng nó cũng phụ thuộc vào vai trò điều khiển, dẫn dắt của người thầy. Từ kết quả giảng dạy lớp mình, tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng dạy TLV viết ở lớp 3, đặc biệt là kiểu bài viết đoạn văn theo chủ đề cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, chuẩn bị những kiến thức cần thiết theo chủ đề để chủ động được nội dung bài dạy.
- Nắm vững đặc trưng của bài làm viết, từ đó có định hướng rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản.
- Dạy theo quan điểm tích hợp lồng ghép tất cả các phân môn trong môn Tiếng Việt và khai thác triệt để kiến thức ở mỗi bài học trong chủ điểm để bổ trợ cho phân môn TLV.
- Chú trọng việc cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ, vốn sống để viết văn. - Định hướng cho học sinh viết chân thực những gì mình thích, mình yêu mến.
- Rèn kĩ năng làm văn miệng tốt trước khi làm bài viết. - Rèn kĩ năng viết câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi dễ hiểu, dễ nói, dễ viết cho học sinh. - Thường xuyên quan sát, trao đổi ý kiến với học sinh để thu thập các thông tin ngược từ học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp .
34
- Khuyến khích và tổ chức cho các em thường xuyên đọc sách báo để mở mang kiến thức, rèn khả năng nói, viết.
- Trao đổi với các em những câu chuyện hay, cuốn sách hay các em đã đọc để phát triển ở các em khả năng cảm thụ.
- Cần động viên khích lệ kịp thời những tiến bộ của học sinh.
- Giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao hiểu biết cho bản thân.
II. Khuyến nghị
- Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để giáo viên được học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn.
- Giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy (được trang bị cũng như tự làm).
- Nghiên cứu kĩ bài dạy, vận dụng và phối hợp linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm, biện pháp mà tôi đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 3 dạng bài Viết đoạn văn theo chủ đề. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp để tôi có được một cách dạy đạt hiệu quả cao nhất cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn
XÁC NHẬN Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết
Trần Thị Kim Mỹ
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách nghiên cứu.
1. Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học – Chủ biên PTS Đỗ Đình Hoan.
2. Thực hành TLV – Trần Mạnh Hưởng. 3. Vui học Tiếng Việt – Trần Mạnh Hưởng. 4. Bồi dưỡng văn tiểu học – Nguyễn Quốc Siêu
5. Đánh giá kết quả học Tiếng Việt lớp 3 – Nguyễn Trại – Lê Thị Thu Huyền – Đỗ Thị Bích Liên.
II. Tạp chí:
1. Chăm học.
2. Thế giới trong ta. 3. Dạy và học ngày nay. 4. Giáo dục thời đại. 5. Giáo dục tiểu học. BI. Sách giáo khoa:
1. Sách Tiếng Việt. 2. Vở bài tập Tiếng Việt. 3. Sách giáo viên.
4. Kiểm tra Tiếng Việt lớp 3.
5. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng môn Toán – Tiếng Việt lớp 3.
36