Phần kết luận: 1 Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTDTBT (Trang 25 - 30)

3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:

Ý nghĩa của sáng kiến này cung cấp cho người đọc nắm được và thấy rỏ “những giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở

trường PTDTBT”. Người đọc hiểu được một cách tổng quan nhất về những giải pháp thực hiện có tính khoa học và thực tiễn trong quá trình chỉ đạo dạy học. Xem đây là một kinh nghiệm được thực nghiệm có kết quả khá cao trong quá trình vận dụng linh hoạt các giải pháp, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt có tính thực tiễn cao. Thông qua ý nghĩa của sáng kiến bạn đọc còn cảm nhận được đây là những giải pháp căn cơn nhất trong dạy học phân môn tập làm văn tiểu học nói chung và làm văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng.

1. Nhân tố điễn hình, vai trò nồng cốt luôn được coi trọng trong quá trình dạy học và chỉ đạo dạy học. Với giải pháp này người đọc dễ cảm nhận được nhân tố điễn hình, người giáo viên có năng lực, đạo đức trách nhiệm, yêu nghề là hết sức quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo, thì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng.

2. Từ khảo sát chất lượng, đánh giá về chất lượng chỉ rỏ những điểm mạnh, những vấn đề cần khắc phục. Từ đó người quản lý phải đưa ra những giải pháp chỉ đạo sát, hợp lý, đảm bảo khoa học vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả.

3.Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý trong nhà trường đó là: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ bằng hình thức sinh hoạt thảo luận theo từng chuyên đề, bám sát kế hoạch đã đề ra. Tạo được một sân chơi, một môi trường làm việc hiệu quả, năng động , sáng tạo giám nghĩ giám làm. Từ những buổi thảo luận từng chuyên đề, đã giúp giáo viên cùng cán bộ quản lý có những chia sẻ hữu ích trong quá trình làm chất lượng.

4. Dạy học đối với đối tượng học sinh dân tộc thì cần thiết phải sử dụng phương pháp dạy học cũng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo bài văn tả cảnh, khi dạy tập làm văn dạng bài văn miêu tả.

5. Kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, đồ vật… là một kĩ năng hết sức quan trọng có thể nói gần như quyết định đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn khi dạy của giáo viên, học của học sinh trong tiết tập làm văn qua sát đồ vật tiết 1.

21

6. Dạy học phân hóa đến từng đối tượng học sinh là một yếu tố bắt buộc trong quá trình dạy học đại trà hay dạy học sinh yếu. Theo hướng dẫn của Công văn 227/GDPT năm 2007 chính là chìa khóa, hướng đi đúng hướng cho dạy học phân hóa đến đối tượng học sinh.

7. Hướng dẫn và bồi dưỡng cho học sinh có kĩ năng, sắp xếp ý, lập dàn ý, sử dụng biện pháp thực hiện theo mẫu, đổi mới trong cách đánh giá trong quá trình dạy học đó là những giải pháp căn cơ, thiết yếu, quan trọng, không thể thiếu trong dạy học phân môn tập làm văn nói chung, dạy làm văn miêu tả ở lớp 5 nói riêng. 8. Muốn học sinh giỏi văn, viết văn hay, có cảm xúc, con người luôn hướng thiện. Thì việc dạy học theo phương pháp làm “giàu” vốn từ, hiểu biết văn học, có phương pháp tích lũy kiến thức như dùng sổ tay văn học, sổ tay chính tả. Nhằm chắt lọc những gì thuần khiết, tinh tế nhất của ngôn ngữ để học sinh nhiều vốn từ, có kinh nghiệm trong cuộc sống. Do đó đây chính là một giải pháp mang tính lâu dài và có hiệu quả thiết thực, trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như trong trải nghiệm cuộc sống.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:3.2.1 Đối với giáo viên: 3.2.1 Đối với giáo viên:

Cần tằng cường hơn nữa trong công tác tự bồi dương chuyên môn nghiệp vụ, thông qua dự giờ đồng nghiệp, qua nghiên cứu tài liệu, sách, báo, các kênh thông tin nghe, nhìn. Tham gia có hiệu quả các buổi tập huấn, chủ động trong trao đổi góp ý, xây dựng các chuyên đề về đổi mới dạy học.

3.2.2 Đối với các cấp quản lý:

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các hội thảo, thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, chỉ đạo sát việc dạy học phân môn tập làm văn, trong tình hình mới hiện nay. Từ đó định hướng cho cán bộ quản lý, giáo viên những kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện, phương pháp chỉ đạo trong quá trình dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả day học.

22

MỤC LỤC

23

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ở trường PTDTBT (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w