VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
3.4.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Sau thời gian thực nghiệm 7 tuần, tôi tiến hành kiểm tra thành tích của hai nhóm bằng các test đã sử dụng trước thực nghiệm.
Đã có những nhận định đánh giá về tác dụng của các bài tập đối với nhóm thực nghiệm và hiệu quả của công tác giảng dạy - huấn luyện của mỗi nhóm. Vậy sau thực nghiệm thành tích của 2 nhóm như thế nào chúng ta đi nghiên cứu ở bảng sau (Bảng 3.7).
Bảng 3.7 So sánh thành tích của 2 nhóm sau thực nghiệm. Chỉ số Test Test 1 (S) Test 2 (L) Test 3 (Q) Test 4 (Q)
Qua bảng trên tôi thấy test giữa nhóm A và nhóm B đều có sự tăng trưởng về thành tích. Song sự phát triển về thành tích của nhóm thực nghiệm A tốt hơn nhóm đối chứng B: Test di chuyển lên xuống ttính = 3,38 > tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P < 0,05.
Test tại chỗ bật nhảy đập vào vật chuẩn ttính = 2,60 > tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P < 0,05.
Test đập cầu dọc biên ttính = 3,25 > tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P = 0,05.
Test đập cầu chéo sân ttính = 2,83 > tbảng = 2,228 ở ngưỡng xác suất P = 0,05.
Từ những kết quả trên tôi đi đến kết luận: Nhóm bài tập tôi lựa chọn được thể hiện đối với nhóm A có tác dụng nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu tấn công tôt hơn các bài tập áp dụng cho nhóm B. Để so sánh đánh giá thành tích cả 2 nhóm một cách chắc chắn hơn tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng về thành tích (w) của từng nhóm sau 7 tuần thực nghiệm.
Nội dung di chuyển lên xuống. Nhóm A: w = 3,3%. Nhóm B: w = 2,7%.
Nội dung tại chỗ bật nhảy đập vào vật chuẩn. Nhóm A: w = 9,9%.
Nhóm B: w = 8.5%. Nội dung đập cầu dọc biên.
Nhóm A: w = 58,3%. Nhóm B: w = 50,4%. Nội dung đập cầu chéo sân.
Nhóm A: w = 56%. Nhóm B: w = 47,8%.
Từ kết quả trên chúng ta thấy ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng các nội dung kiểm tra đều có kết quả ttính > tbảng. Điều này chứng tỏ sự khác biệt về thành tích của từng nhóm sau thực nghiệm có nghĩa là P < 0,05.
Như vậy thành tích của mỗi nhóm đều đã tăng lên sau thực nghiệm, đặc biệt là hiệu quả kỹ thuật đập cầu trong thi đấu tăng lên một cách đáng kể.
Thành tích của 2 nhóm đều có sự ra tăng đã khẳng định các phương pháp huấn luyện, giảng dạy đã đảm bảo việc tuân thủ theo các nguyên tắc.
Để trình bày về nhịp độ tăng trưởng thành tích qua 7 tuần thực nghiệm của 2 nhóm A và B qua từng nội dung tôi có biểu đồ sau:
23
Biểu đồ: So sánh nhịp độ tăng trưởng phần trăm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 4 test: Di chuyển lên xuống, tại chỗ bật nhảy đập vào vật chuẩn, đập cầu dọc biên, đập cầu chéo sân. thì nhóm A có sự tăng trưởng về thành tích cao hơn nhóm B.
Cụ thể là:
Test 1: Cho ta thấy thành tích về hiệu quả di chuyển lên xuống của nhóm A cao hơn nhóm B nhưng không đáng kể (0,6%).
Test 2: Cho ta thấy thành tích về tại chỗ bật nhảy đập vật chuẩn thực hiện kỹ thuật đập cầu với kỹ thuật tấn công của nhóm A cao hơn nhóm B.
Test 3: Cho ta thấy thành tích về hiệu quả đập cầu dọc biên với kỹ thuật tấn công ăn điểm trực tiếp hay giành thế chủ động của nhóm A tốt hơn nhóm B.
Test 4: Cho ta thấy thành tích về kỹ thuật đập cầu chéo sân của nhóm A tốt hơn nhóm B.
Từ đó cho ta thấy các bài tập áp dụng cho nhóm A có ảnh hưởng rất tốt đến thành tích và hiệu quả sử dụng trong việc huấn luyện phát triển kỹ thuật đập cầu cho học sinh trường THPT Tam Đảo II.
Tóm lại: Qua những kết quả thu được của thời gian thực nghiệm và nhịp độ tăng trưởng về thành tích của từng nhóm cho tôi thấy rằng: Những bài tập đã được biên soạn và lựa chọn áp dụng cho nhóm thực nghiệm có ảnh hưởng rất tốt tới các chỉ tiêu kiểm tra và hiệu quả sử dụng trong việc giảng dạy và huấn luyện nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu cho học sinh trường THPT Tam Đảo II.
24