Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa lấy trẻ làm trung tâm:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Trang 36 - 38)

b. Phương pháp giáo dục Bản đồ tư duy (Mindmap learn ):

3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa lấy trẻ làm trung tâm:

tâm:

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm.

Bé tập gói bánh chưng và làm bánh trung thu

33/30

Bé tập làm đầu bếp và tự tin khi đóng kịch trên sân khấu

Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ, để thiết kế các tiết dạy sinh động, sáng tạo, tạo môi trường mở để kích thích trẻ hoạt động; các giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm cho trẻ. cho trẻ được tham gia các hoạt động khám phá … Trẻ được trực tiếp khám phá, vui chơi, học tập thông qua “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy ngoài những hoạt động học và chơi trên lớp tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giao lưu giữa tập thể trong nhà trường để trẻ thực sự được hoạt động như: Cho trẻ tập gói bánh chưng, tập làm bánh trôi, Cùng cô và mẹ trang trí mâm ngũ quả. Cách thoát nạn khi gặp cháy, Tự tin diễn kịch trước mọi người khi tham gia hội thi Bé với văn minh đô thị, Tự tin trò chuyện giao lưu với các chú bộ đội nhân ngày 22/12…

34/30

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Trang 36 - 38)