PHẦN III KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương “ thành phần hóa học của tế bào” sinh học 10 THPT (Trang 30 - 41)

2. Kết quả thực nghiệm

PHẦN III KẾT LUẬN

Đề tài: “Kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 - THPT” đã được áp dụng tại trường THPT Nghi Lộc 4, THPT Nghi Lộc 2 và THPT Nguyễn Duy Trinh. Qua thời gian áp dụng, chúng tôi thấy rằng sử dụng các công cụ tư duy đã đem lại cho học sinh một số ưu điểm sau:

- Hình thành và phát triển khả năng tư duy trong quá trình tự học. Việc sử dụng công cụ đòi hỏi học sinh phải động não để tìm ra cách học, cách tự ôn tập tốt nhất. Việc lựa chọn và sử dụng loại công cụ nào để phù hợp với yêu cầu của bài, phù hợp với nội dung kiến thức đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất của từng sự vật, hiện tượng, quá trình... Như vậy sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu, nhớ và vận dụng bài một cách tốt nhất: Việc hiểu bài trên lớp chỉ mới giúp học sinh hiểu và nắm kiến thức cơ bản. Nếu các kiến thức đó được học sinh nhìn nhận lại theo các hướng khác nhau như nhìn vấn đề với các góc nhìn khác nhau, so sánh, tổng hợp, tìm mối liên hệ, sáng tạo vận dụng,... thì vốn kiến thức học sinh có được sẽ rất bền vững. Học sinh nắm được bản chất của từng vấn đề và có cái nhìn vừa toàn diện, vừa chi tiết về kiến thức đã học.

- Tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi tiếp nhận kiến thức. Nội dung bài học có thể dài dòng, các vấn đề nghiên cứu có thể không hấp dẫn nhưng học sinh là người được giáo viên chủ động dẫn dắt để chiếm lĩnh tri thức. Kiến thức được nhìn nhận lại với cách trình bày đơn giản sáng tạo sẽ làm giảm áp lực, giúp học sinh đón nhận kiến thức với tinh thần phấn khỏi và thoải mái hơn.

- Tạo tự tin, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Khi học sinh làm chủ được tri thức, HS sẽ tự tin vào vốn kiến thức của mình, HS sẽ tin rằng mình giỏi hay ít nhất là mình không dốt, “không biết gì” sẽ tạo được động lực học tập, tạo động lực phấn đấu cho các em.

- Phát huy được trí thông minh, khả năng sáng tạo, khả năng tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp... kích thích và duy trì được hứng thú học tập cho học sinh.

Hạn chế của đề tài:

Như đã đặt vấn đề ban đầu, việc dạy bài mới bằng công cụ tư duy có một nhiệm vụ song song là cung cấp và hướng dẫn sử dụng 10 công cụ để học sinh làm quen và chủ động sử dụng trong việc tự học. Với mong muốn qua 4 bài cụ thể của chương GV phải giới thiệu và cung cấp hết 10 công cụ tư duy nên việc lựa chọn một vài công cụ chưa phải là hoàn toàn phù hợp. Có thể còn có công cụ áp dụng cho việc dạy bài mới là chưa thực sự hiệu quả,máy móc, áp đặt.

Kiến nghị đề xuất:

Có nhiều cách thức, phương pháp học tập khác nhau và mỗi học sinh sẽ phù hợp với 1 số cách học nào đó. Đa số học sinh đạt điểm cao trong học tập chủ yếu là

29

do tự học. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp khó khăn trong quá trình này. Vì vậy cần phổ biến và áp dụng một cách rộng rãi các công cụ tư duy để học sinh có thể chủ động tự học để nâng cao kết quả, mặt khác tăng cường khả năng tự học sẽ góp phần làm giảm tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay.

30

PHỤ LỤC

Đoàn Cán bộ Giáo viên THPT Nghi Lộc 4 tham gia Hội thảo tại Hà Nội

31

Hội thảo phương pháp học tập mới tại Đài Truyền hình Việt Nam

32

Giáo dục kỹ năng sống trong tuần sinh hoạt tập thể

33

Sản phẩm của học sinh

34

Sản phẩm của học sinh

35

Sản phẩm của học sinh

36

Sản phẩm của học sinh

37

Sản phẩm của học sinh áp dụng trong môn Địa lý

38

Sản phẩm của học sinh áp dụng trong môn Hóa học

39

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kích thích hứng thú học tập của học sinh thông qua việc sử dụng các công cụ tư duy khi dạy chương “ thành phần hóa học của tế bào” sinh học 10 THPT (Trang 30 - 41)