VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ
3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến
Qua thời gian bản thân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào các tiết ôn tập, ôn thi THPT QG cho học sinh lớp 12 ở trường. Tôi thấy nếu tiến hành hướng dẫn học sinh theo các bước trên thì các em rất tích cực, hứng thú.
Các em chủ động, sôi nổi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Các kiến thức được liên hệ, mở rộng gắn với thực tiễn nên các em hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Học sinh được phát triển các kĩ năng, năng lực giao tiếp, quan sát, thu nhận thông tin, trình bày vấn đề. Nhiều học sinh vốn nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn khi tham gia các tình huống học tập.
Chính vì hứng thú học tập như vậy nên học sinh đã có những thay đổi nhận thức về bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là thay đổi thái độ với câu viết đoạn văn nghị luận xã hội. Các em không còn lo sợ như trước nữa mà đã tự tin hơn với phần viết đoạn văn. Bởi thực tế khi nắm vững kĩ năng làm bài, có hiểu biết thực tiễn đời sống, được thực hành trên các đề khác nhau, các em hào hứng hơn với phần nghị luận này trong đề thi. Kết quả kiểm tra sau bài học có thể thấy đa số các em tiếp nhận bài học nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
* Kết quả:
Tôi giảng dạy và hướng dẫn học sinh ôn tập ở 2 lớp 12A2, 12A3. Đầu năm học, khi cho học sinh khảo sát, làm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội, khi chưa có sự hướng dẫn, định hướng, kết quả rất thấp, đa số học sinh dưới điểm trung bình. Tuy nhiên, qua quá trình ôn tập, với sự vận dụng các bước làm trên, kết quả bài làm của học sinh đã có sự thay đổi rõ nét.
Cụ thể ở tiết kiểm tra phần nghị luận xã hội, với đề bài:
Đề: Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
sức mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu?
- Yêu cầu: Học sinh viết 1 đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, rõ ý. Diễn đạt lưu loát, câu đúng ngữ pháp. Không sai về từ ngữ, chính tả.
- Những gợi ý về nội dung:
Câu mở đoạn: Một trong những yếu tố cơ bản làm nên thành công của con người trong cuộc sống là sức mạnh của niềm tin.
Các câu thân đoạn triển khai với các nội dung cụ thể sau: a. Giải thích:
- Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.
- Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.
34
- Sức mạnh niềm tin từ đoạn trích là sức mạnh về hạnh phúc có thật ở trên đời, về quả ngọt sau bao nỗi đắng cay và niềm tin vào mơ ước ở tương lai.
b. Phân tích, bình luận, chứng minh:
- Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời ?
+ Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể xác, tuy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái mới làm nên những điều tuyệt vời khác.
+ Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, cuộc sống của chúng ta luôn trực chờ sự tổn thương nên cần có niềm tin để vượt qua.
+ Có hai cách để hạnh phúc, một là tránh những khó khăn đến với mình, hai là thay đổi thái độ của bản thân đối với những rắc rối đó. Cách thứ nhất không nằm trong tầm kiểm soát thì luôn luôn có cách thứ hai. Chính thái độ, niềm tin của chúng ta mới là yếu tố quyết định cuộc sống.
- Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời:
+ Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào.
+Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn.
+ Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Không rối rắm, mất niềm tin.
+Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng. - Mở rộng: Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi.
c. Bài học hành động và liên hệ bản thân:
- Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào. Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy.
- Liên hệ bản thân.
Kết quả bài viết của học sinh đạt được như sau:
Lớp Số lượng Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu
35
12A2
12A3
KẾT LUẬN
Ôn thi THPT QG là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi giáo viên. Trước sự thay đổi trong cấu trúc đề thi, mỗi thầy cô giáo cần tích cực đổi mới, tìm tòi, sáng tạo để đáp ứng với sự thay đổi, để trang bị cho học trò kiến thức và kĩ năng giúp các em không chỉ làm tốt bài thi THPT QG mà còn có kĩ năng vận dụng vào thực tiễn đời sống. Đây là nhiệm vụ, sứ mệnh của mỗi thầy cô giáo trong xu thế phát triển giáo dục hiện đại theo tinh thần của Nghị quyết 29- NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đổi mới phương pháp ôn tập phần làm văn, nhất là câu văn nghị luận xã hội là một trong những con đường, cách thức giáo dục giúp học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Chính điều này sẽ góp phần hình thành kĩ năng tìm hiểu vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng thực hành vận dụng cho học sinh. Đó là đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì hiện đại. Đồng thời hướng dẫn các em viết văn nghị luận xã hội còn giúp các em có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội, sống sâu sắc và có ý nghĩa hơn.
Đề tài của tôi trên cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy mà đúc rút nên, hi vọng có thể giúp ích phần nào cho mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy Ngữ văn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
37