C. Điều kiện thực hiện các biện pháp :
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1 Kết luận:
3.1. Kết luận:
Với sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa cùng với sự chỉ đạo của ngành giáo dục về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Việc lồng ghép các trò chơi vào bài giảng còn tạo ra môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm, tạo cho học sinh nhiều cơ hội chủ động và tự chủ hơn để các em có thể làm chủ được mình trong các hoạt động giao tiếp. Bên cạnh đó, khi học sinh có cơ hội để tham gia các trò chơi trên lớp, các em sẽ được khuyến khích lựa chọn bạn chơi cùng với mình. Điều này không chỉ tạo ra không khí học tập thân thiện mà còn khích lệ học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Những học sinh nào yếu hơn thì được những học sinh giỏi hơn trong nhóm giúp đỡ để trở nên tự tin hơn và có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Kết quả là tất cả học sinh trong lớp đều cảm thấy thích thú hơn, và có nhiều động cơ để tham gia vào trò chơi hơn, mà động cơ học tập là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thu nhận kiến thức của học sinh. Nó là nhân tố chính quyết định sự thành công hay thất bại của học sinh. Sự thành công và động cơ học tập có mối tương hỗ lẫn nhau: nếu người học thành công học tập, họ sẽ càng có nhiều động cơ hơn để thực hiện những nhiệm vụ do quá trình học đặt ra.
Để việc lồng ghép trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh mang lại hiệu quả cao giáo viên nên xem việc lồng ghép các trò chơi là một phần không thể thiếu trong giờ học, liên tục tổ chức các trò chơi để học sinh tham gia trên lớp, tạo bầu không khí học Tiếng Anh vui vẻ, thư giản, nhiệt huyết và mang tính hợp tác.
Những vấn đề được trình bày trên đây chỉ là một ý kiến nhỏ, chủ quan của riêng tôi trong việc lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy bộ môn Tiếng Anh
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân Trang: 24 Trường THCS Nâm Nung
ở khối 6,7,8, Nếu có gì chưa phù hợp kính mong sự góp ý của các đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị:
Việc đạt hiệu quả giáo dục “ Học mà chơi- Chơi mà học” đảm bảo an toàn, đoàn kết, vui vẻ thật sự cho người tham gia nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp giảng bài. Vì thế người giáo viên muốn đạt hiệu quả cao nhất phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lưa tuổi, phải không ngừng học tập, rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “ Trăm năm trồng người cho đất nước”.
Nhà trường và phòng giáo dục cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay.
Nâm Nung, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Lê Kim Nhân
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân Trang: 25 Trường THCS Nâm Nung
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tạp chí Special English.
2. Teach English của Adrian Doff.
3. Tài liệu BDTX chu kỳ III môn Tiếng Anh THCS.
4. SGK khối 6,7,8.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân Trang: 26 Trường THCS Nâm Nung
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG……… ……… ………..……….. ………..……….. Xếp loại: ………… TM. HĐKH NHÀ TRƯỜNG CHỦ TỊCH (ký tên, đóng dấu)
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP PHÒNG
……… ……… ……… Xếp loại: ………… TM. HĐKH PGD&ĐT CHỦ TỊCH (ký tên, đóng dấu).
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP SỞ
……… ……… ………
Xếp loại: …………
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim NhânTrang: 27 Nung
(ký tên, đóng dấu)
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân Trang: 28 Trường THCS Nâm Nung