Những biện pháp này không chỉ áp dụng riêng cho lớp mẫu giáo nhỡ mà còn có thể áp dụng cho các lứa tuổi khác ở các trường mầm non khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi thì giáo viên cần linh hoạt lựa chọn nội dung cho phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình. Tôi tin rằng, với các hình thức tổ chức phong phú và đa dạng như vậy, trẻ sẽ thật sự hứng thú và tiếp thu nhanh hơn.
Việc dạy trẻ những kỹ năng phòng và chống nguy cơ bị XHTD là góp phần giúp trẻ hiểu biết hơn về bản thân, cư xử đúng đắn hơn và tránh xa những điều xấu. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ, thầy cô và người thân nhằm xây dựng một môi trường học tập vui chơi cho trẻ lành mạnh, không để xảy ra những nguy cơ bị XHTD đối với trẻ.
Giáo dục trẻ “Kỹ năng phòng và tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục” là việc làm cần thiết. Chương trình giáo dục kỹ năng sống ở trường mầm non góp phần hình thành các các kỹ năng tự lâp, tự bảo vệ cho trẻ, trang bị cho trẻ những kỹ năng cụ thể nhằm giúp trẻ tự tin hơn mạnh dạn hơn và biết cách tự bảo vệ bản thân.
Từ những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện với trẻ lớp tôi trong năm học này, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan: Trẻ đã có những hiểu biết nhất định về xâm hại tình dục trẻ em, trẻ tự tin, mạnh dạn hơn… điều đó chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp của đề tài đã có một hiệu quả nhất định.