Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lý thuyết về điện phân và phương pháp giải bài tập điện phân (Trang 36 - 39)

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:

* Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi dạng bài tập cần bồi dưỡng cho học sinh, xây dựng được phương pháp giải các dạng bài toán đó.

* Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của điện phân, các quá trình xảy ra trong đó, từ đó rút ra các bước thông thường để giải một bài toán điện phân.

* Sắp xếp một cách có hệ thống các dạng bài tập điện phân dung dịch

* Đưa ra được các dạng bài tập cơ bản nhất và hướng dẫn giải chi tiết, ngắn gọn các dạng bài tập đó.

* Việc hình thành các kỹ năng giải các dạng bài toán nêu trong đề tài phải được thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Tôi thường bắt đầu phân tích cơ sở lý thuyết và sau đó đưa ra một bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đề bài để học sinh xác định hướng giải và tự giải, từ đó các em có thể rút ra phương pháp chung để giải các bài toán cùng loại. Sau khi phân tích cụ thể tôi tổ chức cho HS giải bài tập tương tự bài mẫu; phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu ra các bài tập tổng hợp. Cách làm này giúp cho giáo viên dễ dàng phát hiện sai lầm trong nhận thức của học sinh, giúp học sinh hiểu lý thuyết sâu sắc.

* Mỗi dạng bài toán tôi đều xây dựng phương pháp giải, nhằm giúp các em dễ dàng nhận dạng và vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác, hạn chế được những nhầm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của học sinh. Sau mỗi dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả, sửa chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc phải.

29

Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiêm 2018

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Những kinh nghiệm nêu trong đề tài nhằm mục đích bồi dưỡng và phát triển kiến thức kỹ năng cho học sinh vừa bền vững, vừa sâu sắc và phát huy tối đa sự tham gia tích cực của người học và rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có khả năng tự tìm ra kiến thức, tự mình tham gia các hoạt động để vừa làm vững chắc kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng, không còn lúng túng lo ngại khi gặp các bài tập về điện phân.

Đề tài này còn tác động rất lớn đến việc phát triển tiềm lực trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo cho học sinh giỏi. Tuy nhiên cần biết vận dụng các kỹ năng một cách hợp lý và biết kết hợp các kiến thức lý thuyết cơ bản cho từng bài tập cụ thể thì mới đạt được kết quả cao.

Để phát huy hết những hiệu quả bài toán điện phân thì trong quá trình dạy học giáo viên cần phải chú trọng cho học sinh một phương pháp học tập sáng tạo, đồng thời giáo viên cần có một kiến thức cơ sở vững chắc về cơ sở lý thuyết cũng như phân dạng được bài tập điện phân từ đó biết phát huy tinh thần tự học của học sinh.Với sáng kiến này, tôi hi vọng sẽ tạo thêm tư liệu cho các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo tiền đề vững chắc cho việc bồi dưỡng nhân tài đất nước sau này.

Vì thời gian có hạn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

KrôngPăk, ngày 15 tháng 02 năm 2017

Người viết đề tài

Bùi Thị Thu Hương

30

Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiêm 2018

MỤC LỤC

Đề tài

Phần I- Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài ……….

II. Mục đích nghiên cứu ……….

III. Đối tượng nghiên cứu ………...

IV. Phương pháp nghiên cứu ………...

V. Giới hạn của đề tài ……….

VI. Phạm vi nghiên cứu………..

Phần II- Nội dung I. Cơ sở lý luận của vấn đề………

II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu……….

1. Thực trạng về điều kiện học tập và trình độ của học sinh trước khi thực hiện đề tài 2. Chuẩn bị thực hiện đề tài III. Giải pháp tiến hành III.1. Lý thuyết cơ bản về điện phân III2: Phương pháp chung giải bài tập điện phân III 3: Phân loại một số dạng bài tập điện phân. III 4: Phương pháp cụ thể giải bài tập điện phân trong dung dịch IV. Hiệu quả của SKKN……….

1. Kết quả đạt được……….

2. Bài học kinh nghiệm………

Phần III- Kết luận và đề xuất………

31

Chuyên đề Sáng kiến kinh nghiêm 2018

PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo:

Ngô Ngọc An : Phản ứng oxi hóa- khử và điện phân- NXB giáo dục, Hà nội 2006. Cao Thị Thặng : Hình thành kỹ năng giải BTHH - NXB GD .

Nguyễn Xuân Trường :Bài tập Hóa học ở trường phổ thông - NXB sư phạm, 2003.

Ôn luyện kiến thức hóa học đại cương và vô cơ trung học phổ thông – NXB Giáo dục, Hà Nội 2008.

Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ – Tập 1 – NXB giáo dục, 2003.

Lê Xuân Trọng (chủ biên), Sgk Hóa học 12 (nâng cao)- NXB giáo dục, Hà nội 2008. Đề thi Đại học – Cao đẳng các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,2012,2013.

Đào Hữu Vinh : 250 BTHH lớp 12 - NXBGD .

32

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) lý thuyết về điện phân và phương pháp giải bài tập điện phân (Trang 36 - 39)

w