4: Viết chương trình

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kĩ năng cơ bản để giải bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình pascal (Trang 26 - 30)

c. Tính chất của thuật toán:

1.2. 4: Viết chương trình

- Viết chương trình là dùng ngôn ngữ lập trình cụ thể nào (Ngôn ngữ Pascal) để diễn tả thuật toán, cấu trúc dữ liệu thành câu lệnh để máy tính có thể thực hiện được và giải quyết đúng bài toán mà người viết chương trình mong muốn. Và đây cũng là một trong những bước then chốt của người lập trình.

- Sau khi đã có thuật toán ta phải lập trình để thực hiện thuật toán đó. Muốn lập trình đạt hiệu quả cao, cần phải có kỹ thuật lập trình tốt. Kỹ thuật lập trình tốt thể hiện

ở kỹ năng viết chương trình, khả năng gỡ rối và thao tác nhanh.

- Lập trình tốt không chỉ nắm vững ngôn ngữ lập trình là đủ, mà phải biết cách viết chương trình một cách uyển chuyển, khôn khéo và phát triển dần dần để chuyển các ý tưởng ra thành chương trình hoàn chỉnh. Để đạt được những điều trên thì cơ bản học sinh phải nắm được cấu trúc chung của một chương trình Pascal cần có những thành phần nào. Một chương trình Pascal có các phần: PROGRAM Tên_chương_Trình ; USES …… LABEL …… CONST …… TYPE ……. VAR ……. PROCEDURE …… FUNCTION …… BEGIN …… END. - Tên chương trình - Thư viện Phần khai báo - Nhãn- Hằng - Kiểu - Biến

Phần mô tả thủ tục / hàm chương trình con

Bắt đầu thân chương trình chính

Các câu lệnh của chương trình

Kết thúc thân chương trình chính

* Phần khai báo :

- Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program rồi tiếp đến là tên của chương trình và chấm dứt bằng dấu chấm phẩy (;).Tên chương trình phải được đặt theo đúng qui cách của danh hiệu tự đặt (thỏa mãn quy ước đặt tên trong Pascal). Phần này có hay không cũng được.

Ví dụ: Program

Program - Tiếp đến là khai báo các thư viện bằng từ khóa Uses. Mỗi ngôn ngữ lập trình

thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình và lệnh thông dụng đã được lập sẵn.Ví dụ thư viện crt, graph……Và để sử dụng các chương trình đó thì phải khai báo thư viện chứa nó.

Ví dụ: Uses crt ; {khai báo thư viện crt }

Thư viện crt trong Pascal cung cấp các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình và bàn phím. Ví dụ muốn xóa những gì đang có trên màn hình kết quả ta dùng lệnh Clrscr. (Nếu như ta sử dụng lệnh này mà không khai báo thư viện Crt thì

máy tính sẽ báo lỗi).

- Trình tự tiếp theo của một chương trình Pascal có thể có một số hoặc tất cả các khai báo dữ liệu sau:

LABEL CONST TYPE VAR

+ Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình (có nghĩa là giá trị nào thường xuyên xuất hiện trong chương

trình thì ta cần khai báo hằng)

Ví dụ : Khai báo hằng Const MaxN = 1000 ;

Pi = 3.1416 ; KQ = ‘Ketqua’ ;

Và khi viết chương trình thay vì ghi giá trị cụ thể thì ta sử dụng tên hằng đã khai báo (đã khai báo hằng MaxN = 1000 thì quá trình viết chương trình chỉ cần sử

dụng hằng MaxN thay cho giá trị 1000)

+ Trong quá trình lập trình nếu phát sinh những kiểu dữ liệu mới cần sử dụng thì phải khai báo bằng từ khóa Type.

Ví dụ 1 : Khai báo kiểu mảng một chiều Type Kmang = array [1 .. 100] of integer ;

Ví dụ 2: Khai báo kiểu bản ghi

Type

Hocsinh = record

Hoten : string [30] ; Ngaysinh : string [10] ; Tin, toan, ly : real ; End;

+ Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và phải khai báo (sử dụng từ khóa Var) cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình. Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị biến và mỗi biến chỉ được khai báo một lần.

Var < danh sách biến > : < kiểu dữ liệu> ;

Trong đó : Danh sách biến là một hay nhiều tên biến, các tên biến được viết

cách nhau bởi dấu phẩy (,). Kiểu dữ liệu thường là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn hay kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa.

Ví dụ :Var x , y : real ;

N : Kmang ; { Kmang đã được định nghĩa }

+Phần khai báo chương trình con (thủ tục Procedure hoặc hàm Function): Phần này mô tả một nhóm lệnh được đặt tên chung là một chương trình con để khi thân chương trình chính gọi đến thì cả nhóm lệnh đó được thi hành. Phần này có thể có hoặc không tùy theo nhu cầu. Và trong chương trình tin học lớp 8 thì cũng không nên đặt nặng vấn đề này cho học sinh, chỉ làm sao để học sinh cảm thấy đơn giản

nhất có thể để việc lập trình các bài toán đơn giản của các em trở nên gần gủi và bản thân các em tự viết được một chương trình đơn giản.

Lưu ý : Phần khai báo có thể có hoặc không tùy theo từng chương trình cụ thể.

* Phần thân chương trình:

Phần thân chương trình là phần đặc biệt quan trọng và bắt buộc phải có, phần này luôn nằm giữa 2 từ khoá là BEGIN và END. Ở giữa là lệnh mà các chương trình chính cần thực hiện. Đề bài yêu cầu viết chương trình thực hiện công việc gì thì ở phần thân phải có các câu lệnh dùng để thực hiện công việc đó. Sau từ khóa END là dấu chấm (.) để báo kết thúc chương trình. Các lệnh sau dấu chấm đều không có ý nghĩa.

* Lưu ý : Dấu chấm phẩy (;):

Dấu ; dùng để ngăn cách các câu lệnh của Pascal và không thể thiếu được trong quá trình viết các câu lệnh.

* Lời chú thích:

Lời chú thích dùng để chú giải cho người sử dụng chương trình nhớ nhằm trao đổi thông tin giữa người và người, máy tính sẽ không để ý đến lời chú thích này. Lời chú thích nằm giữa ký hiệu: { } hoặc (* *)

Ví dụ 2: PROGRAM USES VAR BEGIN Clrscr ; Writeln Readln (x) ; x:= 0 ; x:= x + 10 ;

Writeln (‘Gia tri cua x la’ , x ); Readln;

END. { Kết thúc chương trình}

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kĩ năng cơ bản để giải bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình pascal (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w