KÊT LUẬN VA KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kinh nghiệm tổ chức tiết học ngoại khóa môn công nghệ lớp 10 ở trường THPT cao lãnh 1 năm học 2017 2018 (Trang 26)

1- Kết luận

Qua việc tổ chức nhiều lượt hoạt động ngoại khóa cho học sinh ở trong và ngoài phạm vi nhà trường, đã có tác dụng làm cho học sinh yêu thích hơn đối với môn học. Tuy là một môn phụ nhưng cũng tạo cho các em tâm ly thích thú và có nhiều cảm hứng về các nội dung mà môn học đề cập. Hơn nữa, thông qua hoạt động ngoại khóa tiếp cận thực tế Cơ sở sản xuất đã góp phần giáo dục hướng nghiệp, giúp các em định hình xu hướng chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Bằng những lần tổ chức học thực tế, các em học sinh còn được rèn luyện kỹ năng sống, y thức tổ chức ky luật, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm cũng như các thao tác thu thập tư liệu và thực hành.

23

Nghề dạy học đòi hỏi người thầy có cái tâm đúng nghĩa. Không tính toán về mặt lợi ích kinh tế, mà phải đặt mục tiêu hiệu quả giáo dục lên hàng đầu. Do đó, đối với những môn học không góp phần thi Tốt nghiệp hay thi Đại học như môn Công nghệ, càng đòi hỏi sự tâm huyết của người dạy. Càng không thể dạy qua loa, chiếu lệ, cho hết bài, hết chương trình, hoặc dạy “chay”, dạy “lướt” sẽ làm hụt hẫng hoặc sai lệch kiến thức của học sinh. Trái lại, người thầy phải luôn suy nghĩ, tìm ra cái mới, tìm biện pháp hay, tìm cách giải quyết vấn đề mang tính thực tiễn cao mới mong đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu ngày càng đa dạng của học sinh. Nếu vì ngại khó, sợ tốn công, sợ mất thời gian thì bài dạy của người thầy sẽ không có tính thuyết phục cao và thiếu tính thực tế.

Tổ chức cho học sinh học thực tế bằng hình thức Ngoại khóa tham quan Cơ sở sản xuất là cách làm không mới, không khó nhưng đòi hỏi sự quyết tâm cao của người giáo viên. Cần có sự tính toán dài hơi và tích cực thực hiện thì sẽ đạt kết quả.

Về phía học sinh, bài học ngoài trời bao giờ cũng đầy hứng thú đối với các em.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”- người thầy cần hãy cố gắng đến mức có thể, để tạo cho học sinh của chúng ta những ấn tượng mới me và hấp dẫn không ngừng trước cuộc sống, vì tương lai của các em, vì sự nghiệp “trăm năm trồng người”.

2- Kiến nghị

- Đối với Sở GD-ĐT: nên khuyến khích các trường có điều kiện tổ chức cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa đối với môn Công nghệ 10.

- Đối với nhà trường: khuyến khích giáo viên dạy môn Công nghệ nên chủ động tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Đối với địa phương: tích cực hỗ trợ, giúp đơ nhiều hơn đối với giáo viên và học sinh đến tham quan Cơ sở sản xuất.

24

LƠI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã được Ban Lãnh đạo Trường THPT Cao Lãnh 1 hỗ trợ nhiều về chủ trương, đặc biệt thầy Hiệu trưởng nhà trường hết sức quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, cho phép điều động học sinh, giới thiệu đến Cơ sở sản xuất… trong mỗi lượt tổ chức học thực tế. Ngoài ra, tôi cũng được những đồng nghiệp có cùng quan điểm và tư tưởng đã ủng hộ nhiều cho tôi trong mỗi đợt dẫn dắt học sinh đến học thực tế tại Cơ sở sản xuất như: cô Đặng Lê Uyên Phương – giáo viên môn Công nghệ, cô Võ Thị Quế Yên – giáo viên môn Tin học. Trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đang thực tập tại trường cũng tình nguyện làm người bạn đồng hành sát cánh với chúng tôi và các em học sinh, đó là hai sinh viên: Nguyễn Thị Thu Lan – sinh viên ngành Tiếng Anh và Nguyễn Hữu Phúc – sinh viên ngành Địa ly.

Ngoài ra, hỗ trợ nhiệt tình và tạo điều kiện cho chúng tôi đưa học sinh đến tại địa điểm sản xuất của gia đình, của Công ty còn phải kể đến các cá nhân là chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất như: Chị Nguyễn Thị Út ( Út Nương) ở Khóm Mỹ Thới – Thị Trấn Mỹ Thọ ( Cơ sở Mây Tre Lá Út Nương); anh Năm Hoàng ở Khóm Mỹ Tây - Thị Trấn Mỹ Thọ ( Công ty TNHH Hoành Thừa); anh Nguyễn Thanh Liêm ở Khóm Mỹ Thuận - Thị Trấn Mỹ Thọ ( Lò gạch Bình Nguyên). Là những người chủ cơ sở, các anh chị đã dành hẳn thời gian đón tiếp, sẵn sàng hướng dẫn thực hành, trả lời, giải đáp mọi thắc mắc của các em học sinh nhằm giúp cho các em hiểu biết rõ hơn về thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương.

Tôi xin được chân thành cám ơn tất cả những sự hỗ trợ giúp đơ của Lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp, các chủ doanh nghiệp và các bạn sinh viên đê tôi hoàn tất đề tài này. Trân trọng cám ơn.

Tháng 04/2013

Người thực hiện

25

PHU LUC

MẪU PHIÊU THU HOACH THAM QUAN THỰC TÊ

---

- Họ và tên học sinh:……….. Lớp: ……….

- Tên Cơ sở sản xuất: ………

- Địa chỉ tọa lạc: Số nhà ….. Đường …… Tổ…….. Khóm ( Ấp)………

Xã(Phường) ………. Huyện……….Tỉnh………...

- Thời gian thực hiện hoạt động Tham quan thực tế: ngày…..tháng…..năm……

- Nội dung thu hoạch được của học sinh:

+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

+ Quy mô hoạt động kinh doanh:

+ Diện tích, trang thiết bị, công nghệ của Cơ sở sản xuất:

+ Nguồn nguyên liệu, đầu ra sản phẩm, thị trường tiêu thụ:

+ Quy trình công nghệ sản xuất, chế biến sản phẩm:

+ Thu nhập của người lao động, giải quyết nhu cầu việc làm:

+ Vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận của Doanh nghiệp:

+ Vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm:

+ Hoạt động xã hội của Doanh nghiệp:

+ Cơ hội kinh doanh, hướng phát triển, những rủi ro( nếu có):

- Nhận xét chung về hoạt động của Cơ sở sản xuất:

- Những kiến nghị, đề xuất của học sinh:

+ Đối với giáo viên:

+ Đối với nhà trường:

+ Đối với Cơ sở sản xuất:

+ Đối với địa phương:

- Lợi ích, y nghĩa của tiết học thực tế đối với học sinh:

( Học sinh ký và ghi rõ họ tên)

26

ÝÝ́ KIẾN CỦỦ̉A HỘỆ̣I ĐỒNG THẨỦ̉M ĐỊỆ̣NH SANG KIÊN KINH NGHIỆM

1. Ưu điểỦ̉m chíÝ́nh

... ... ... ... ... ...

2. Tồồ̀n tạỆ̣i cần khắc phụỆ̣c ... ... ... ... ... ...

3. KếÝ́t quảỦ̉ thựỆ̣c hiệỆ̣n tạỆ̣i đơn vịỆ̣ ... ... ... ... ... ...

4. HướÝ́ng pháÝ́t triểỦ̉n ... ... ... ... ... 4. XếÝ́p loạỆ̣i A ; B ; C ; KXL ; Sao chép

………, ngàà̀y …… tháá́ng….. năm 2013

CHỦỦ̉ TỊỆ̣CH HỘỆ̣I ĐỒNG

27

28

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) kinh nghiệm tổ chức tiết học ngoại khóa môn công nghệ lớp 10 ở trường THPT cao lãnh 1 năm học 2017 2018 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w