CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
3.1.3. Dự báo tình hình thu hút FDI của Việt Nam dưới tác động của EVFTA
cho Việt Nam một thách thức lớn lại đến chính từ môi trường đầu tư trong nước còn nhiều lỗ hổng và nhiều điểm hạn chế.
Thứ hai, những quy định về pháp luật, thủ tục hành chính của Việt Nam còn
rườm rà gây ra thách thức lớn cho nước ta trong việc điều chỉnh pháp luật, cải cách thể chế, thực hiện đổi mới và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cán bộ quản lý Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và số lượng FDI.
Thứ ba, dòng vốn FDI từ các đối tác bên ngoài EU gia tăng nhằm tận dụng các
ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam có thể mang đến một số thách thức. Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam có chiều hướng sẽ tăng mạnh. Điều này dẫn tới một vấn đề đáng quan ngại về việc lợi ích từ EVFTA có thể bị lợi dụng nhằm rơi vào các doanh nghiệp của một nước thứ ba thay vì mang tới lợi ích cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Thứ tư, các yếu tố không thuận lợi như sự trì trệ của kinh tế EU nói riêng hay
nền kinh tế toàn cầu nói chung, nguy cơ khủng hoảng kinh tế sau dịch COVID-19 có thể hạn chế lợi ích của EVFTA đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI. Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tăng trưởng kinh tế chậm do đại dịch COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua, đầu tư và sức mua suy giảm.
3.1.3. Dự báo tình hình thu hút FDI của Việt Nam dưới tác động củaEVFTA EVFTA
FDI từ EU có thể tăng vào các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết trong WTO nhưng lại cam kết trong EVFTA, như dịch vụ hội chợ, triển lãm, dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ bảo hành và sửa chữa tàu biển, tàu thủy nội địa, máy bay, dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ hàng hải, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. FDI cũng có thể gia tăng trong các ngành dịch vụ được cam kết mở cửa sâu hơn so với cam kết trong WTO, đồng thời là thế mạnh của các nước EU, như dịch vụ tài chính,logistics, dịch vụ máy tính, dịch vụ môi trường, giáo dục bậc cao, phân phối, viễn
thông và y tế.
Đánh giá về tác động của EVFTA đối với thương mại, đầu tư giữa Hà Lan với Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn giao thương trực tuyến hàng thể thao Việt Nam - Hà Lan 2020, ông Iwan Rutjens, Bí thư thứ nhất bộ phận kinh tế - Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội cho rằng, EVFTA đi vào thực thi đồng nghĩa với việc Hà Lan có thể khuyến khích nhiều công ty của nước này có mặt tại Việt Nam và thúc đẩy sự tiếp cận tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Hà Lan. Ông khẳng định “Bằng cách tận dụng chuyên môn và đổi mới công nghệ của Hà Lan, Việt Nam sẽ có cơ hội tiến xa hơn và đa dạng hóa nền kinh tế, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Trong khi các doanh nghiệp Hà Lan đã có hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ có động thái tăng vốn, mở rộng sản xuất để đón thời cơ thị trường”.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng tác động của EVFTA đến các quốc gia ngoài khối là rõ ràng hơn so với nội khối. Sỡ dĩ các cam kết cắt giảm thuế quan sẽ tạo động lực trực tiếp cho các nhà đầu tư ngoài khối trong khi các đối tác trong EU sẽ phải xem xét nhiều yếu tố khác của nước chủ nhà như chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, môi trường kinh doanh - đầu tư, sở hữu trí tuệ.