CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGÀNH LOGISTIC KHI THAM GIA EVFTA
3.4. PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG LOGISTICS
Cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có bằng cách xây dựng cảng nước sâu và cảng khu vực; thành lập các trung tâm hậu cần tại trung tâm giao thông để tạo điều kiện giao thông vận tải; từng bước nâng cấp các tuyến đường trọng điểm, tạo thành một mạng lưới giao thông hiện đại và đồng bộ trong ba vùng kinh tế trọng điểm; phát triển mối quan hệ với các nước xung quanh.
Phát triển tập trung vào phát triển cảng biển: 98% vận chuyển container hàng hóa xuất nhập khẩu là tại các cảng TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Tuy nhiên, những người có những cách điều hướng đầy đủ và sâu sắc, điều quan trọng là xây dựng cảng nước sâu trong thời gian tới. Ngoài ra, nạo vét và nâng cấp công trình phải được thực hiện để đoạn tại các cảng để nâng cao năng lực của họ. Khuyến khích cuộc thi giữa các cổng cho công suất cao nhất của các cảng hiện có. Đổi mới tải / dỡ thiết bị và phối hợp với các modals tiện vận tải khác; khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tại các cảng cùng với các chức năng của kho hiện đại.
Giải quyết công nghệ "cổ chai" của hệ thống để tăng hiệu quả và giảm chi phí hậu cần; cơ sở hạ tầng biển, nâng cấp hệ thống cảng biển và đội tàu; cơ sở hạ tầng sông, xây dựng các cảng có vốn đầu tư trong các thiết bị thích hợp trên các tuyến đường chính; cơ sở hạ tầng đường sắt, cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt hiện có và nghiên cứu để xây dựng Bắc Nam tốc đường sắt; cơ sở hạ tầng đường bộ, nâng cấp tuyến đường hiện có bằng cách mở rộng chiều rộng đường và tỷ lệ đường trải nhựa ngày càng tăng.
Nhận thức rõ những vấn đề đang tồn tại trong tính kết nối hạ tầng giao thông, tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, cần thực hiện 10 giải pháp tổng thể nhằm nâng cao tính kết nối trong thời gian tới.
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Hướng tới cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Hai là, rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.
Ba là, tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.
Bốn là, phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển.
Năm là, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.
Sáu là, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.
Bảy là, khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Tám là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải.
Chín là, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.