II. Ứng dụng Lean Supply Chains của Công ty Kinh Đô Miền Bắc: 1.Mô hình triển khai Lean:
6. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình Lean:
Việc triển khai Lean tại các công ty Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, tùy theo tiềm lực và mô hình kinh doanh mà có thể triển khai dần dần. Để áp dụng Lean một cách hiệu quả, công ty cần triển khai một số giải pháp ứng dụng Lean trong các bộ phận sản xuất, tổng hợp và kho vận của công ty.
6.1. Đẩy mạnh việc cam kết thực hiện và xây dựng ý thức của toàn thể nhân viên:
Việc áp dụng Lean thành công đòi hỏi khả năng lãnh đạo tài năng và can đảm, khả năng duy trì các mối quan hệ và đưa ra quyết định sáng suốt về những gì xảy ra trong quy trình Lean. Vẫn quyết tâm đi theo anh ta. Hãy đi theo con đường mình chọn, luôn kiên định, kể cả khi phải chấp nhận đào thải những tập thể, dù họ có tài năng và lấp đầy những vị trí quan trọng trong tổ chức, nếu họ không thực sự tuân thủ chủ trương của. nắm giữ ban giám đốc. Mạnh dạn quy trình, thay đổi lề lối làm việc, sắp xếp, tổ chức lại máy móc thiết bị, tổ chức lại nhà xưởng, kho bãi, đầu tư xây dựng, quy hoạch kho bãi.
Nâng cao nhận thức của tất cả nhân viên về hệ thống sản xuất tinh gọn đòi hỏi người lao động phải có tinh thần làm việc và trách nhiệm cao. Điển hình trong Lean, thiết bị kiểm tra sản phẩm là một thứ lãng phí cần được loại bỏ. Giao trách nhiệm quản lý các nhân viên trực tiếp như công nhân chuyền, lái xe, công nhân kho hàng, lái xe nâng, phụ xe. Công nhân kho có trách nhiệm rà soát từng công đoạn của mình mà không ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo và hạn chế tối đa sản phẩm bị lỗi.[10]
6.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng 5S:
- Sàng lọc (Sort): Lựa chọn ra những gì cần thiết để khi cần có thể dễ tìm thấy, tránh mất thời gian. Những đồ dùng không cần thiết thì loại bỏ.
- Sắp xếp (Straighten): Sắp xếp đồ dùng tại nơi làm việc theo thứ tự để dễ tìm thấy nhất và phân loại theo đúng mặt hàng sản phẩm (loại hàng, lô hàng, hạn sử dụng, ngày nhập và xuất hàng).
- Sạch sẽ (Scrub): Đảm bảo nơi làm việc được sạch sẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên. Hút bụi định kỳ trên sản phẩm để tránh bị lỗi, dùng xe chạy bằng gas để giảm bớt khói bụi.
- Săn sóc (Sustain): Đôn đốc và huấn luyện về 5S, kiếm tra đánh giá định kỳ cho nhân viên. Tạo các phong trào thi đua để khích lệ những cá nhân và tập thể hoàn thành tốt.
- Sẵn sàng (Standardize): Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện 3S nhằm tạo thói quen thực hiện 5S.
6.3. Hoàn thiện quy trình xử lý công việc cho từng bộ phận:
- Củng cố thêm quy trình xử lý cho trường hợp phát sinh thêm đơn hàng nằm ngoài kế hoạch cho bộ phận xử lý đơn hàng, nhất là trong mùa cao điểm.
- Hoàn thiện việc sắp xếp hàng hóa trong kho bao gồm: các cách gọi tên, ký hiệu đối với sản phẩm, đầy đủ mã hàng, tên hàng hóa và đơn vị cung cấp. Nguyên vật liệu để trong bao bì dễ nhận biết, công nhân phải đảm bảo biết được tình trạng của hàng hóa trong kho và quy định sử dụng pallet cho từng kho hàng riêng biệt.
- Tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa, lên kế hoạch và chốt số lượng với nhà phân phối. Quản lý đội xe bằng mã vạch để tất cả các hoạt động được tự đổng tổng hợp và đưa ra kết quả khi cần thiết
6.4 Hoàn thiện xử lý đơn hàng tự động:
Hoàn thiện đơn hàng tự động giúp công ty chủ động hơn trong việc sản xuất, tính toán các phương án để đáp ứng đủ số lượng sản phẩm cho nhà phân phối một cách nhanh chóng và giảm thiếu bớt chi phí.
Hình 12. Quy trình xử lý đơn hàng tự động 6.5. Xây dựng nhà máy vệ tinh:
Hiện tại, Công ty Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc chưa chủ động được các nguyên liệu đầu vào nên còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp, những biến động giá cả mà công ty phải chịu nhiều bất lợi như tăng giá dầu, giá nhựa, bao bì sản phẩm hay nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng. Để khắc phục tình hình tên công ty đã áp dụng việc mua nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp và dự trữ một số lượng lớn. Tuy nhiên, vấn đề này cũng gặp bất cập lớn là vấn đề lưu kho và hao hụt nhiều. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp nguyên liệu thay vì chuyển từ nhà cung cấp đến sẽ giảm được rủi ro vận chuyển, giảm mức tồn kho và tránh lãng phí trong việc xuất và nhập hàng.
KẾT LUẬN
Các nhà sản xuất thực phẩm đã tham gia hàng loạt vào xu thế cạnh tranh hiện nay. Thị trường có tính cạnh tranh cao không chỉ về quảng cáo và truyền thông, mà còn về chất lượng và giá cả của các sản phẩm chất lượng toàn cầu. Do đó, các công ty không chỉ đầu tư vào hiện đại hóa dây chuyền sản xuất mà còn cải tiến sản xuất để vượt qua các đối thủ dẫn đầu về thị phần.
Chuỗi cung ứng tinh gọn tập trung vào việc cắt giảm chi phí bằng cách sản xuất ra khối lượng lớn sản phẩm với độ thay đổi thấp. Một chuỗi cung ứng linh hoạt tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thị trường với các lô mặt hàng nhỏ hơn, có thể tùy
chỉnh. Thường thì một chuỗi cung ứng tinh gọn có hiệu quả về chi phí và dễ dự đoán hơn, trong khi một chuỗi cung ứng linh hoạt và dễ thích ứng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://ifactory.com.vn/lean-manufacturing-la-gi-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien/ [2] https://www.thebalancesmb.com/lean-supply-chain-management-2221274
[3]https://www.thebalancesmb.com/origins-and-principles-of-lean-manufacturing
[4]https://www.shmula.com/5-important-characteristics-of-the-lean-supply-chain [5]Chuỗi cung ứng và ứng dụng trong công ty Unilever
[6]Bài thảo luận: Chuỗi cung ứng Lean
[7]Chapter 14: Lean Supply Chains
[8] https://vi.yourfuturewisconsin.com/reducing-waste-in-the-supply-chain-2221 088- 4613
[9] https://quanghuyplaza.vn/cach-giam-chat-thai-trong-chuoi-cung-ung-thuc-ph am- nha-hang.html
[10] Luận văn: Quản trị tinh gọn trong chuỗi cung ứng tại công ty thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc