Cải thiện các điều kiện hạ tầng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NIÊN LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU đến đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT

3.2.7. Cải thiện các điều kiện hạ tầng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư khác

Các doanh nghiệp trong nước cần chủ động nghiên cứu, tiếp cận các doanh nghiệp EU để hiểu và đáp ứng nhu cầu của đối tác. Đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố tối quan trọng trong việc thu hút FDI từ quốc tế nói chung và EU nói riêng. Kịp thời ban

Tiểu Luận Pro(123docz.net)

hành các quy định điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới, các mơ hình, phương thức kinh doanh mới tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư và hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, thị trường. Tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, liên thông với các lĩnh vực lao động, đất đai, thuế, hải quan, tín dụng, ngoại hối và các địa phương. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác bình chọn, vinh danh các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi; định kỳ bình chọn, vinh danh các nhà đầu tư nước ngồi tiêu biểu.

Tiểu Luận Pro(123docz.net)

KẾT LUẬN

Như vậy, bài nghiên cứu trên đã tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dựa theo phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh, thống kê dữ liệu; phương pháp xử lý và phân tích số liệu; phương pháp phân tích SWOT. Từ đó đề ra những giải pháp về chính sách giúp Việt Nam tăng cường khả năng thu hút FDI cũng như nâng cao năng lực sử dụng nguồn vốn.

Tháng 8/2020 EVFTA chính thức được đưa vào thực thi ở nước ta. Đó có thể coi là cú hích rất lớn để dịng FDI chảy vào nước ta ngày một mạnh mẽ hơn. Những cam kết về đối xử cơng bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng mơi trường pháp lý hiệu quả và đầu tư minh bạch. Từ đó, Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác. Có thể nói, trước một thời cơ lớn như vậy, Việt Nam cần phải biết nắm bắt cơ hội thông qua việc không ngừng đổi mới thể chế sao cho phù hợp với Hiệp định, cải thiện mơi trường đầu tư, tăng cường cơng tác quản lí thì mới có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngồi, cải thiện dịng FDI cả về số lượng và chất lượng.

Đề tài nghiên cứu của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về thời gian, hiểu biết, kinh phí, cũng như hạn chế về kinh nghiệm. Tuy nhiên, em thực hiện đề tài cũng hi vọng rằng đây sẽ là một đề bài nghiên cứu có giá trị và có thể góp một phần nhỏ của mình làm phong phú thêm các cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới tác động của EVFTA giúp đề ra các giải pháp giúp Việt Nam ngày một phát triển và có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường quốc tế.

Tiểu Luận Pro(123docz.net)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT NIÊN LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU đến đầu TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w