Tổng quan: Phân tích những chiến lược thâm nhập thị trường:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh và các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Apple (Trang 27 - 32)

khẩu sang các đại lý ủy quyền ở các nước, liên minh chiến lược với các tập đoàn, hay gia công quốc tế cho việc sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp.

Phân tích những chiến lược thâm nhập thị trường: Liên minh chiến lược:

Liên minh chiến lược là một trong những phương thức thâm nhập quốc tế đang ngày càng được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là những tập đoàn lớn. Nhờ việc liên kết này mà họ đã biết kết hợp khai thác được tiềm năng của mỗi bên cũng như thu về lợi ích của cả hai bên. Trong các liên minh quốc tế, công ty này có thể cung cấp các kỹ năng thị trường địa phương trong khi công ty kia cung cấp sản phẩm hoặc công nghệ nhập khẩu. Các đồng minh cũng có thể hưởng lợi từ việc mua tập thể, liên kết tiếp thị, kết hợp nghiên cứu phát triển, đồng tài trợ hoạt động đào tạo hoặc thống nhất thiết lập các tiêu chuẩn trong một công nghệ mới. Những đối tác liên minh của Apple thường là những “ông lớn” trong ngành như IBM, HP, Motorola... hay những nhà cung cấp dịch vụ sừng sỏ như Google, Microsoft....Nhưng không phải bất kỳ liên minh nào cũng đem đến lợi ích như 2 bên mong muốn, mà đôi khi còn tạo ra những đối thủ cạnh tranh mới

Liên minh chiến lược của Apple & Microsoft:

Tại hội nghị phát triển phần mềm và người sử dụng máy tính Macintosh ở Boston 1997,Steve Jobs tuyên bố Microsoft đã đồng ý liên minh với Apple: đầu tư 150 triệu đô la mua cổ phần của công ty và hai bên đã đi đến một thoả thuận giấy phép sử dụng sáng chế trong 5 năm. Qua đó, giải quyết một cách hòa bình những mâu thuẫn của Apple với Microsoft do chính ông tạo ra năm xưa.

Nội dung cụ thể của liên minh như sau:

• Microsoft đưa những phiên bản mới nhất của bộ Microsoft Office, Internet Explorer và một số công cụ Microsoft vào nền tảng Macintosh của Apple.

• Apple tích hợp trình duyệt Internet Explorer vào Mac OS và đưa nó trở thành trình duyệt mặc định trong những phần mềm hệ thống hoạt động tương lai.

• Hai hãng đã đạt đượcsự thoả thuận rộng rãi về sử dụng giấy phép sáng chế cho sản phẩm của hai bên. Điều này đã mở đường cho hai công ty làm việc cùng nhau thân thiết hơn về việc dẫn đầu công nghệ cho nền tảng Mac.

• Apple và Microsoft đã lên kế hoạch hợp tác về công nghệ để chắc chắn sự hoà hợp giữa các máy tính cho Java hay những ngôn ngữ lập trình khác.

• Để hỗ trợ nhiều hơn mối quan hệ với Apple, Microsoft sẽ đầu tư 150 triệu USD vào cổ phiếu không biểu quyết của Apple..

Lợi ích của Apple thu dược từ liên minh:

• Có thêm một số vốn không nhỏ qua 150 triệu USD cổ phần bán cho Microsoft để xúc tiến những kế hoạch của mình sau này: chẳng hạn như việc tung ra các sản phẩm Power Mac G3, Power Book G3 vào 11/1997 cũng như là hệ thống AppleStore rất thành công của hãng.

• Nhận thấy Microsoft là một đối tác chiến lược và là một tập đoàn phần mềm lớn mạnh đang sở hữu những sản phẩm rất được khách hàng ưa chuộng và dùng phổ biến ở các máy PC như bộ Microsoft Office, trình duyệt Internet Explorer, nên liên minh với Microsoft sẽ góp phần đem lại diện mạo, tính năng mới tốt hơn cho sản phẩm PC của Apple và qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Apple trước những đối thủ trên thị trường máy tính cá nhân như IBM, Sony,…

• Liên minh với môt công ty tầm cỡ như Microsoft lúc bấy giờ sẽ là một dấu hiệu tích cực đem lại một cái nhìn tốt hơn từ phía dư luận, khách hàng và nhờ vậy cũng sẽ đóng góp vào việc giúp Apple vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

• Liên minh vào thời điểm này là sự bổ trợ hợp lý về phần mềm của Microsoft và phần cứng của Apple qua đó đem đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn thiện nhất về chất lượng cũng như giá cả và nhiều lựa chọn hơn như Power Mac, Power Book, iMac,…

• Tăng tính cạnh tranh trên thị trưòng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng.

Kết quả Apple thu được từ liên minh

Có thể thấy liên minh chiến lược với Micrsosoft vào thời điểm lúc bấy giờ đã đem lại khá nhiều lợi ích cho Apple.

Chỉ ngay khi thông báo về sự hợp tác đã mang lại cho Apple một cuộc sống mới. Trong khoảng thời gian cắt giảm việc làm và cơ cấu lại tổ chức thì cổ phiếu của Apple đã sụt giảm đến 50%, nhưng sau đó tin tức về liên minh chiến lược với Microsoft đã có một ảnh hưởng lớn vào giá cổ phiếu của Apple đẩy nó tăng lên gần 35%, từ $6.56 đến $26.50.

Việc Microsoft bỏ một số vốn tương đối lớn vào Apple cùng với việc đưa các phần mềm, trình duyệt phổ biến được người tiêu dùng ưa chuộng vào các dòng máy của Apple như Power Mac G3, Power Book G3,… đã đem về cho Apple những thành công ngoài mong đợi. Chỉ trong vòng 1 tuần AppletStore đã trở thành webstite thương mại lớn thứ ba tại Hoa kỳ. Tại hội nghị Mac tại Sanfrancisco vào tháng 1/1998, Steve Jobs, CEO tài năngcủa Apple, đã thông báo rằng hãng này lần đầu tiên, trong hơn 1 năm, đã có lợi nhuận 44 triệu USD trong quý đầu, điều này đã vượt xa những dự đoán của các chuyên gia và đưa cổ phiếu Apple trở lại giá trên $20.Vào tháng 4/1998, Jobs tiếp tục thông báo 1 quý có lãi nữa (57 triệu USD) và gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người về sự hồi phục mạnh mẽ của Apple.

Vào năm 1998, trên đà phát triển, Apple tung ra iMac một loại PC dành cho khách hàng cấp trung và thấp với một giá tiền hợp lý và bất ngờ hơn nữa khi iMac đã trở thành PC bán chạy nhất trên toàn quốc giúp doanh số Apple tăng vọt vượt mọi dự đoán. 7/1998, công ty đã thông báo lợi nhuân 3 quý liên tiếp với tổng lãi lên đến 101 triệu USD.Vào mùa thu năm đó, Jobs tiếp tục thông báo một quý nữa có lãi và hoàn thành một năm rất thành công của Apple. Và với sự phát triển thuận lợi như vậy, đến tháng 7/1999, cổ phiếu Apple đã chạm ngưỡng $70. Chúng ta không khó nhận ra rằng liên minh chiến lược với Microsoft không những cứu lấy Apple khỏi bờ vực phá sản mà còn góp phần đem về cho hãng một trong những thời kỳ hoàng kim nhất trong lịch sử phát triển của mình.

Liên minh chiến lược: Apple Inc & Motorola Co.

Tháng 12/2004 Motorola và Apple đã đi đến thỏa thuận mới nhất về việc liên kết công nghệ để phát triển sản phẩm điện thoại di động “2 trong 1”

Tháng 7/2005 Motorola đã ký kết hợp đồng với hãng Apple về việc hợp tác để đáp ứng nhu cầu nhạc số trên điện thoại di động bằng một loạt các tính năng âm nhạc mới phong phú cụ thể là Apple sẽ phát triển một phiên bản nhỏ gọn của phần mềm iTunes tích hợp cho điện thoại của Motorola.

Sản phẩm: có tên là Rokr E1, được ra mắt vào ngày 7 tháng 9 năm 2005 trong một sự kiện do Apple tổ chức tại San Francisco, California.Nó là một phiên bản mới của Motorola E398 Candybar với công nghệ được Apple cấp giấy phép để chơi nhạc từ Tunes Music Store, chức năng của nó được thể hiện ở trình chơi nhạc có giao diện khá giống iPod. ROKR E1 còn cho phép người sử dụng cuộn playlist, chọn bài hát và ra lệnh chơi. Để lưu trữ bài hát, bạn có thể

dùng thẻ nhớ microSD (TransFlash) với dung lượng lớn nhất có thể đạt tới 512 MB, tương đương với khoảng 100 bài hát. Rokr E1 chơi được các file nhạcMP3, AAC và AAC+.

Phiên bản đầu tiên của sản phẩm có màu bạc trắng, kích thước 3 chiều là 108x46x21mm và trọng lượng xấp xỉ 110g, hoạt động trên các dải băng tần GSM850/1800/1900 MHz. Máy được trang bị một màn hình TFT lớn hiển thị 262.000 màu, độ phân giải 176x220 pixel.

Công nghệ và thương hiệu:

Sự chuyển giao công nghệ giữa hai công ty được xem là đại gia trong ngành công nghệ thông tin.Với thế mạnh về các phần mềm dẫn đầu trong thiết bị nghe nhạc của Apple đã tiến tới việc thử nghiệm khi tích hợp chức năng nghe nhạc khi download bài hát dựa trên phần mềm iTunes thông qua máy tính cá nhân trong một chiếc di động có lợi thế về chất lượng phần cứngvà có thương hiệu trên thị trường như Motorola.

Sự kết hợp này đã khiến cho những người yêu nhạc hi vọng và chờ đợi một sản phẩm có phong cách và có tính năng đặc biệt so với các sản phẩm khác từ trước tới nay.

Lợi ích Apple khi hình thành liên minh

Nếu liên minh đi đến thành công tức là sản phẩm Rork E1 đã trở thành một cơn sốt trên thị trường, điều đó đồng nghĩa với việc giúp Apple tăng được lợi nhuận hơn 1 tỷUSD, tương đương 1.14USD/cổ phiếu, tiếp tục tạo khoảng cách cách biệt với các đối thủ trong ngành trong việc dẫn đầu về thị phần và thương hiệu.Theo các chuyên gia cho biết, con số sẽ còn ấn tượng hơn nhiều khoảng 2,85 tỷUSD lợi nhuậnvà 12,25 tỷ USD doanh số theo tính toán nếu tính cả các dịch vụ hỗ trợ phần mềm iTunes.

Apple và Motorola là hai công ty hoạt động gần như nhau tuy nhiên mục tiêu và chiến lược của mỗi công ty đưa ra hoàn toàn khác nhau.Apple tìm kiếm những lợi nhuận từ phân khúc thị trường cao cấp và sự trung thành của khách hàng là một trong những lợi thế mà hãng đã đạt được.

Ở một phân khúc tổng quan hơn, Motorola rải rác tất cả các sản phẩm của mình ở nhiều đối tượng khác nhau; nếu như các dòng điện thoại của Razr phục vụ cho giới sành điệu thì ML2 giành cho giới bình dân…Chính vì thế mà cả hai hãng đã nhận thấy được thế mạnh của đối tác để đi đến nhưng thỏa thuận và liên kết chung cho liên minh lần này.

Đây là 2 liên minh chiến lược không cạnh tranh trực tiếp với nhau, có rất ít thị trường chung, có những mục tiêu khác nhau và có những đối tượng khách hàng khác nhau, việc liên

minh nhằm hợp tác và chia sẻ những công nghệ thành công của nhau, cùng hợp tác tạo nên 1 sức mạnh vượt trội có thể áp đảo các đối thủ khác.

Cùng chia sẻ chi phí cố định và rủi ro, cùng làm R&D, phối hợp để phát triển các thị trường mới, khai thác tối đa quy mô của thị trường. Các thành viên có thể gián tiếp vượt qua rào cản quốc gia mà những điều này từng thành viên khó có thể thực hiện một cách riêng lẻ.

Với một mạng lưới hoạt động mạnh mẽ, mỗi liên minh có thể kiểm soát thị trường bởi những công nghệ mới mà chỉ có liên minh mới có

Học hỏi kinh nghiệm từ nhau về những điểm công ty còn thiếu sót, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho công ty

Cả 2 công ty tham gia vào liên minh có thể vừa theo đuổimục đích và thị trường riêng đồng thời cùng đạt mục tiêu của liên minh, điều này làm cho lợi nhuận tăng lên và thị trường của công ty được mở rộng hơn.

Kết quả :

• Sản phẩm đã thất bại một cách toàn diện với kiểu dáng bình thường, chức năng không tạo được sự riêng biệt, tính năng còn yếu kém về một số mảng…đã ảnh hưởng đến doanh số bán và uy tín thương hiệu của hai công ty.31

• Cùng khoảng thời gian này, Apple tung sản phẩm iPod nano (là sản phẩm thay thế iPod Mini, sau 17 ngày đã bán được hơn 1 triệu máy. Ipod Nano có hai phiên bản dung lượng khác nhau, lưu được từ 500 đến 1.000 bài hát. => ảnh hưởng đếnquan hệ hợp tác giữa hai bên và Tổng giám đốc Motorola, ông Edward J. Zandercho rằng Apple đã “ chơi không đẹp” và cáo buộc hãng này cắt đứt mối quan hệ với Rokr.

• Tháng 1/2006 sau khi liên minh bị thất bại, Apple ấp ủ một dự định mới trong lĩnh vực truyền thông, họ đã liên tục xin được 4 chứng nhận, trong đó có nhữngnội dung liên quan đến “nhạc số”, “điện thoại di động” và “viễn thông”. Động thái trên cho thấy Apple đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu trong thị trường điện thoại nghe nhạc. Và đúng như dự đoán, với bước thử nghiệm không thành côngđó, Apple đã tung ra sản phẩm iPhone năm 2007.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh và các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Apple (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w