3.10 Những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2021 nhờ có sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đại DỊCH COVID 19 và NHỮNG tác ĐỘNG đến KINH tế VIỆT NAM GIAI đoạn 2020 2021 (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG III NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-

8.1 3.10 Những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2021 nhờ có sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước

hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, thì nền kinh tế Việt Nam trong quý I năm 2021 đã có những phục hồi nhẹ, đem lại dấu hiệu tích cực cho toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung.

- Theo báo cáo của CIEM, tốc độ tăng GDP năm 2020 của Việt Nam đạt 2,91%, thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội thì đây là thành công lớn.

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến tháng 3/2021: tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ 2020, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020.

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam quý I giai đoạn 2018-2021 Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 6.2.10.1

Nhìn chung ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng đã phục hồi nhẹ so với năm 2020.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước

- Điểm sáng lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế năm 2021 đến từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Nhiều địa phương như: Bắc Giang, Hải Phòng với kết quả thu hút dòng vốn FDI từ năm 2020 đã khiến ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh. Nhiều ngành có tăng trưởng cao như: thép cán, điện thoại…

- Khu vực dịch vụ trong quý I/2021 cũng tăng trưởng tích cực khi dịch được kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp xuất khẩu đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

- Trong quý I/2021, có hàng nghìn doanh nghiệp thành lập mới, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp, chế biến chế tạo

Trước những thành tựu kể trên, chúng ta phải khẳng định răng những nghị quyết, chỉ đạo cũng như chính sách của Chính phủ là vô cùng đúng đắn và hợp lí, đem đến những con số hi vọng cho nền kinh tế nước nhà trong giai đoạn khó khăn khi thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa duy trì phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực, hậu quả nặng nề mà đại dịch Covid-19 vẫn là một nguy cơ đáng lo ngại

cho nước ta sau đại dịch để nền kinh tế có thể đứng vững và theo kịp tốc độ phát triển đối với các nền kinh tế khác trên thế giới.

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN

Đại dịch Covid-19 là một thảm họa toàn cầu, không phải chỉ gây chết người mà nó còn đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống của người dân trên toàn thế giới. Với sự bùng phát của đại dịch này, nền văn minh nhân loại sẽ tụt hậu lại so với những dự đoán trước đây, đem lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, là những công dân toàn cầu, mỗi chúng ta cần phải chung tay cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng để đưa cuộc sống trở lại bình yên như trước đây. Đây không còn là trách nhiệm của riêng một cá nhân đơn lẻ nữa mà nó phải là sự kết nối, nỗ lực của hàng triệu người trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website: https://khoahoc.tv/amp/vi-sao-virus-sars-cov-2-co-nhieu-chung-va- bien-the-107386

2. Bài báo “GDP quý I/2021 tăng 4,48%: Bước đệm vững chắc cho giai đoạn tăngtrưởng mới” của báo Lao động số ra ngày 31/03/2021- Cao Nguyên trưởng mới” của báo Lao động số ra ngày 31/03/2021- Cao Nguyên

3. Bài báo “Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam quý 1”- Đào Vũ của tạp chí điện tử VnEconomy số ra ngày 03/04/2021 điện tử VnEconomy số ra ngày 03/04/2021

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đại DỊCH COVID 19 và NHỮNG tác ĐỘNG đến KINH tế VIỆT NAM GIAI đoạn 2020 2021 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w