Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu TỔNG kết NIÊN LUẬN tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 37)

T Hình thức đầu tư Số dự án

2.4.2. Những hạn chế, tồn tạ

Thứ nhất, hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh

nghiệp FDI, không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, khu vực làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam.

Vì mục tiêu lợi nhuận, tận dụng EVFTA giúp thúc đẩy đầu tư mà các doanh nghiệp FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như: công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản. Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào nơng nghiệp và nơng thơn, giáo dục, y tế, thể thao, các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm được cải thiện. Mặt khác, những dự án FDI nhỏ vẫn còn quá nhiều. Lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực cần ưu tiên là chế biến, chế tạo cũng đang giảm dần. Ngành này luôn đứng đầu về lượng FDI từ EU vào nước ta nhưng đến quý I/2020 đã tụt xuống vị trí thứ 4.

Thứ hai, chuyển giao cơng nghệ thông qua EVFTA chưa như kỳ vọng.

Nhiều nhà đầu tư FDI lợi dụng EVFTA để chuyển giao công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, khiến nước ta trở thành “bãi rác” công nghệ. Doanh nghiệp Việt cần hết sức tỉnh táo khi đầu tư vào các dây chuyền công nghệ giá rẻ của các nước khác xuất sang. Ngoài ra, bên việc đầu tư cơng nghệ thấp, các doanh nghiệp FDI cịn đầu tư sai địa điểm, sai mục đích, cơng suất sử dụng thấp so với mức tối đa cho phép, trình độ người lao động thấp, khơng có khả năng tiếp thu và vận hành cơng nghệ hiện đại dẫn đến tình trạng chuyển giao cơng nghệ chưa được như kỳ vọng.

Thứ ba, những cam kết trong EVFTA cịn nhiều lỗ hổng, vơ tình làm gia tăng

hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Về cơ bản chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đồn qua biên giới khơng theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên tồn cầu. Việc chuyển giá từ doanh nghiệp FDI có nhiều tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế Việt Nam như chuyển giá sẽ làm thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách; gia tăng giá trị nhập khẩu, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh tốn; làm mơi trường kinh doanh trong nước xấu đi; thứ tư, góp phần làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI nói riêng và vốn nói chung.

Một phần của tài liệu TỔNG kết NIÊN LUẬN tác ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM – EU đến đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào VIỆT NAM (Trang 37)

w