Hình 1.50 Sơ đồ truyền động lái của mỏy lỏ

Một phần của tài liệu Chương 1: THIẾT BỊ LÁI (tt) pdf (Trang 30 - 32)

của mỏy lỏi

trong đó: (I) - hệ truyền động lái cơ bản (điện). (II) - hệ truyền động lỏi dự trữ

1 - bỏnh lỏi; 2 - séc-tơ lỏi; 3 - ly hợp; 4 - cặp bỏnh vớt-trục vớt; 5 - cặp bánh răng trụ; 6 - động cơ điện. Gọi nE - tốc độ vũng trờn động cơ, vg/ph.

nE = ns.i0 = P i.0 t 1

α (1.317) trong đó: ns = aP/t – tốc độ quay của trục lái.

a, t – gúc bẻ lỏi và thời gian bẻ lỏi.

(ii) (i) 1 2 3 4 5 6

Từ: ME và nE ta tính được công suất động cơ là: k n . M N E £ E = (1.318) trong đó: k =102 - nếu NE đo bằng kW; hay k =75- nếu NE đo bằng mó lực - cv.

1.12. ĐẠO LƯU ĐỊNH HƯỚNG XOAY

1.12.1. Khái niệm chung về đạo lưu định hướng xoay

1.12.1.1. Khái niệm

Trong nghành đóng tàu thế giới, càng về sau này người ta càng sử dụng rộng rãi các thiết bị lái xung kích để điều động tàu ở những tốc độ nhỏ và ngay tại ví trí đỗ tàu. Các thiết bị như vậy gồm có: chân vịt, thiết bị phụt thủy lực, đạo lưu định hướng xoay, bánh lái chủ động (có lắp chong chóng phụ trợ trên bánh lái), v.v., cho phép tạo ra lực dạt trên vỏ bao tàu ngay khi tàu không di động. Trong số các thiết bị đó, đạo lưu định hướng xoay là thiết bị lái xung kích rẻ tiền nhất, hiệu quả nhất, đặc biệt dùng cho tàu hai chong chóng và tàu có tốc độ nhỏ mà yêu cầu lực đẩy lớn (σB lớn - chong chóng nặng tải), nó cho khả năng bẻ lái ở góc bẻ lái αP bất kỳ.

Đạo lưu là một vật thể thoát nước hình trụ, có hình dạng tiết diện theo chiều dọc là prôfin khí động (thoát nước, lưu tuyến) quay mặt lồi về phía chong chóng. Mép trước của đạo lưu (cửa vào) được lượn tròn để làm tăng thêm diện tích tiết diện cửa vào của đạo lưu, diện tích cửa vào của đạo lưu thường lấy lớn hơn một chút so với diện tích tiết diện ngang tại vị trí nhỏ nhất của nó là mặt phẳng đĩa chong chóng.

Đạo lưu định hướng xoay không những là thiết bị lái mà còn là một bộ phận tham gia vào thiết bị đẩy, vì do đạo lưu bao quanh chong chóng với khe hở ∆ nhỏ nhất, nên nó ngăn chặn được đáng kể dòng chảy vòng từ mặt đạp sang mặt hút ở mút chong chóng, do đó nó làm giảm tổn thất ở mút cánh chong chóng và nâng cao hiệu suất chong chóng. Tác dụng đặc biệt của đạo lưu so với bánh lái là việc tạo ra mô men và lực thuỷ động luôn luôn có tác dụng chống lại sự bẻ lái (tức khi Mσ<0). Để loại bỏ giá trị mô men này, trong mặt phẳng đối xứng, ở phần đuôi của đạo lưu, sau chong chóng người ta đặt thêm cánh giữ hướng - là vật thể dạng cánh, thẳng đứng, có prôfin khí động đối xứng và có chiều cao bằng đường kính cửa ra của đạo lưu. Ngoài ra cánh giữ hướng có tác dụng rất lớn đến tính ổn định hướng đi của tàu.

Đạo lưu định hướng xoay ngoài tác dụng làm tăng lực đẩy còn có nhiệm vụ bảo vệ cho chong chóng tránh bị va chạm những vật thể ở trong nước, làm tốt hơn sự làm việc của chong chóng (khi tàu chòng chành dọc, hoặc khi tàu trên sóng- nhất là khi tàu ở trên đỉnh sóng, thì đạo lưu làm chong chóng ít nhô ra khỏi mặt nước hơn, từ đó nó làm giảm số dao động vòng quay của chong chóng, tức là làm giảm chấn động vùng đuôi, đồng thời làm tăng hiệu suất làm việc chong chóng, giảm hiện tượng xâm thực, tróc rỗ bề mặt).

Hiệu suất làm việc của đạo lưu phụ thuộc khá lớn vào sự làm việc của chong chóng, kinh nghiệm khai thác và số liệu thử nghiệm so sánh giữa các tàu đồng dạng được trang bị đạo lưu định hướng xoay và bánh lái cho thấy: ưu thế hơn hẳn của đạo lưu xoay là có thể làm gia tăng hiệu suất đẩy của chong chóng lên tới 50% ở chế độ buộc bến và (20 - 30)% ở chế độ khai thác.

Nhược điểm: do bản thân đạo lưu cũng có thành phần sức cản (vì pôfin đạo lưu có dạng lồi vào trong, xuất hiện lực cản dạt), nên không thể áp dụng cho những tàu có hệ số tải của chong chóng nhỏ và những tàu chạy nhanh, bởi khi đó hiện tượng xâm thực dễ bị hơn, đặc biệt là khi chong chóng làm việc ở chế độ đảo chiều và đôi khi bản thân đạo lưu cũng bị xâm thực.

1.12.1.2. Phân loại đạo lưu

Một phần của tài liệu Chương 1: THIẾT BỊ LÁI (tt) pdf (Trang 30 - 32)