Biểu đồ2.9: Vốn huy động từ khách hàng ACB giai đoạn 2012-2016 Biểu đồ 2.10: Huy động vốn của ACB so với toàn ngành năm 2016

Một phần của tài liệu 132 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP CHÂU á QUA các báo cáo tài CHÍNH và các KHUYẾN NGHỊ với NGÂN HÀNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 41 - 95)

2.2.1.1. Thu nhập

động thường quan tâm đầu tiên đến thu nhập, cơ cấu và sự biến động của mức thu nhập trong từng hoạt động cũng như trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong giai đoạn 2014-2016 với nhiều khởi sắc trong hoạt động cũng như cấu trúc tài sản, bên cạnh đó thu nhập của ngân hàng cũng có nhiều thay đổi, trong cơ cấu cũng như trong quy mô, nó phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn này.

a. Cơ cấu thu nhập

Trước hết, để xem xét tổng quát nhất về cơ cấu thu nhập chính của ngân hàng, ta sẽ phân ra thu nhập dựa trên 2 mảng hoạt động chính của Ngân hàng, đó là: Thu nhập từ hoạt động tín dụng; Lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng. Qua đó sẽ đánh giá được Ngân hàng đang hoạt động trọng tâm vào lĩnh vực gì, và cơ cấu thay đổi có phản ánh được hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng hay không?

Bảng 2.1: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng và phi tín dụng của ACB giai đoạn 2014-2016

1 Thu nhập từ hoạt động TD 78.69 94.59 91.13 2 Lãi thuần từ hoạt động phi TD 21.31 5.41 8.87 3 Thu nhập Ngân hàng 100 100 100

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1 Thu nhập lãi và các khoản

thu nhập tương tự 13.702.832 14.081.792 16.448.249

2 Các chi phí lãi và các

khoản chi phí tương tự 8.937.199 8.198.265 9.556.360

3

Tổng tài sản có sinh lời

bình quân 162.339.000 187.217.000 217.677.000

4 NIM (%) 2,93 3,14 3,17

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và tính toán của tác giả)

Bảng 1 cho thấy cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng tại ACB chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập của ngân hàng so với thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng lại giảm mạnh vào năm 2015 (chỉ chiếm 5.41%) và năm 2016 (chiếm 8.87%). Như vậy, hiệu quả trong từng mảng hoạt động tín dụng và phi tín dụng có cao hay không và sự thay đổi này xuất phát từ nguyên nhân gì, đó là vấn đề cần xem xét tiếp.

Bảng 2.2: Hệ số thu nhập lãi biến (NIM) của ACB giai đoạn 2014-2016

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1 Lãi thuần từ dịch vụ thanh toán 38.27 31.06 27.62 2 Lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ 1.97 1.34 1.09 3 Lãi thuần từ dịch vụ môi giới 10.04 4.97 4.34 4 Lãi thuần từ các dịch vụ khác 6.69 6.78 11.23 5 Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối 15.06 7.15 10.79

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và tính toán của tác giả)

Hệ số NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí lãi của ngân hàng. Tỉ lệ này đo lường khả năng sinh lời cơ bản từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân. Tỷ lệ này của ACB khá cao và có xu hướng tăng lên trong năm 2015 và 2016, cho thấy tỉ lệ lãi tạo ra trên tài sản sinh lời cao, hay phản ánh hiệu quả sử dụng Tài sản có sinh lời khá tốt của Ngân hàng trong giai đoạn này.

Các ngân hàng khác trong hệ thống giai đoạn 2014-2016 có NIM được đánh giá là khá cao, trên dưới 3%, cụ thể như vào năm 2016, Sacombank và MB là 3%, NCB là 2,8%, Techcombank đạt 2,7%...Như vậy, ACB đạt mức 3,17% là một kết quả khá cao so với các ngân hàng khác, cho thấy ACB vẫn giữ được phong độ nằm trong top đầu những ngân hàng có thu nhập lãi cận biên cao nhất. Con số này còn cho thấy, những năm qua, ACB đã hoạt động rất hiệu quả trong việc kiểm soát lãi suất đầu vào và đầu ra của mình, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng.

Bảng 2.3: Tỉ trọng có cấu lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng của ACB giai đoạn 2014-2016

6

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán

kinh doanh 9.05 0.86 3.38

7

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán

đầu tư 18.92 (47.84) (41.55)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB và tính toán của tác giả)

Bảng 4 cho thấy cơ cẫu lãi/lỗ thuần từ dịch vụ phi tín dụng tại ACB khá đa dạng, trong khi tỉ trọng lãi thuần từ dịch vụ phi tín dụng chỉ chiếm dưới 20% tổng thu nhập của ngân hàng. Trong những năm qua, ACB đã đẩy mạnh hơn các dịch vụ phi tín dụng để phân tán rủi ro cho hoạt động của ngân hàng, vì nếu chỉ tập trung vào mảng Tín dụng, thì có thể lợi nhuận sẽ tăng mạnh trong một giai đoạn nào đó, nhưng đi kèm là rủi ro cao, và ảnh hưởng tới hiệu quả chung của ngân hàng. Tuy nhiên, lãi thuần từ các dịch vụ phi tín dụng giai đoạn 2014-2016 lại đang có những vấn đề cần xem xét, khi lãi thuần giảm dần, trong khi tỉ trọng phi tín dụng cũng giảm. Nguyên nhân là ngân hàng đã chịu lỗ khá cao trong hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, khi năm 2015 lỗ 47.84% và năm 2016 lỗ 41.55% so với tổng lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng. Như vậy, có thể đánh giá chung, hiệu quả của mảng phi tín dụng trong gia đoạn này chưa tốt, cụ thể hơn là hoạt động mua bán chứng khoán không những không mang lại hiệu quả cao mà còn gây thiệt hạn nhiều cho ngân hàng. ACB cần phải quan tâm hơn đến mảng phi tín dụng, bởi đây là những hoạt động giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tránh được những tác động của việc thay đổi lãi suất khi cứ chú trọng vào tín dụng, và giúp ngân hàng có được lợi nhuận bền vững, hiệu quả hoạt động tăng cao.

(tỷ đòng) 9 tháng đâu năm 2015 9 tháng đầu năm 2016 Tăng trưởng

Thu nhập lãi thuần 4.229 4.946 17,0

%

Thu nhập thuần ngoài lãi 971 350 -63,9%

Hoạt động dịch vụ 536 661 23,3

%

Kinh doanh ngoại hối 56 150 170 2%

Chứng khoán kinh doanh 9 (2) -126,8%

Chứng khoán đầu tư 231 (602) -360,2%

Thu nhập khác 128 128 0,1%

Thu nhập từ đầu tư vào công ty Hên kết

11 16 47,6

%

Lợi nhuận trước dự phòng 1.910 1.807 -5,4%

Qua hệ số NIM và cơ cấu phi tín dụng, có thể đánh giá rằng, giai đoạn 2014- 2016, ACB đã khá hiệu quả trong hoạt động tín dụng, khi cơ cấu tín dụng chiếm trên 80% tổng nguồn thu của ngân hàng. Ngược lại, mảng phi tín dụng lại đi xuống khi lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư là khá cao. ACB cần phân bổ lại cơ cấu thu nhập, cần giảm tỉ trọng của hoạt động tín dụng và tăng tỉ trọng của phi tín dụng, vì như vậy sẽ giúp ngân hàng cân bằng mức thu nhập, phân tán rủi ro, lãi bền vững và hiệu quả hoạt động sẽ được nâng cao hơn.

b. Biến động thu nhập

Biến động thu nhập là sự thay đổi về quy mô thu nhập, cơ cấu thu nhập, mức thu nhập trong từng hoạt động, lĩnh vực của ngân hàng để xem xét về tốc độ tăng trưởng thu nhập, chính sách theo đuổi trong hoạt động của ngân hàng cũng như thấy được hiệu quả của ngân hàng trong từng hoạt động.

Nhìn vào bảng 5 và phần thực trạng của cơ cấu thu nhập, có thể thấy rằng, thu nhập của Ngân hàng đã tăng trưởng khá mạnh, mà đặc biệt là Thu nhập lãi thuần, tăng 17% (tính tới thời điểm 9 tháng đầu năm 2016 so với cũng kì năm 2015). Mặt khác, thu nhập ngoài lãi lại giảm đáng kể do thu nhập từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư giảm quá mạnh. Tuy vậy, giai đoạn này, Ngân hàng đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, các hoạt động khác ngoài tín dụng để tăng doanh thu cho ngân hàng, mà rõ nhất là hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. Đây là một chiến lược đúng đắn, bởi nếu cứ phụ thuộc nhiều vào tín dụng thì sớm muộn gì Ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, bởi tín dụng đi kèm với lãi suất, mà lãi suất thì biến động không ngừng.

Bảng 2.4: Biến động thu nhập của ACB giai đoạn 2015-2016

(Nguồn: Cafef.vn)

Như vậy, tình hình thu nhập của Ngân hàng giai đoạn này được đánh giá là khá tốt, khi tăng trưởng đi kèm với đa dạng hóa nguồn thu nhập. Ngoài sự giảm sút của kinh doanh chứng khoán thì các mặt khác đều ổn. ACB có cơ cấu thu nhập đa dạng, đang chuyển sang tăng thu nhập ở các dịch vụ phi tín dụng, cho thấy chính sách phát triển bền vững và hiệu quả của ngân hàng, làm cho lợi nhuận bền vững và nâng cao hơn nữa.

2.2.1.2. Phân tích tính hiệu quả trong hoạt động

Tính hiệu quả trong hoạt động của NHTMCP Á Châu được tiếp cận thông qua việc phân tích tính hiệu quả trong từng hoạt động chính của ngân hàng, xem xem khả năng sinh lời, mức độ rủi ro trong từng hoạt động là cao hay thấp, và một khía cạnh nữa là qua đó, đánh giá tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động. Bài viết sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá dựa trên phần cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, qua đó đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của ACB giai đoạn 2012-2016.

a. Hiệu quả trong các hoạt động chính của ngân hàng

Bất kì một ngân hàng nào cũng có những hoạt động chính, gồm: Hoạt động cho vay, huy động vốn, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong mỗi hoạt động của mình, ngân hàng có những tiêu chí để đo lường, để đánh giá xem hoạt động đó trong kì có hiệu quả hay không. Trên góc độ của nhà phân tích, hiệu quả của hoạt động

này được đo lường bằng những chỉ tiêu nhất định, chỉ tiêu này được tính toán từ số liệu trên báo cáo tài chính mà ngân hàng công bố.

❖ Hoạt động cấp tín dụng

Hiệu quả của hoạt động tín dụng có thể hiểu là hiệu quả của việc cho vay mang lại, là khả năng thu hồi những khoản cho vay khi đáo hạn cả vốn và lãi theo dự kiến. Hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, rủi ro thất thoát tín dụng càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao. Nghĩa là muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì phải giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, thu nhập từ hoạt động này chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng là rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng, trước hết chúng ta xem xét về mức độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng giai đoạn qua. Song hành cùng mức độ tăng trưởng sẽ là chất lượng và hiệu quả để có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động tín dụng của ACB trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay khách hàng của ACB giai đoạn 2014-2016

(Đơn vị: tỷ đồng)

Dư nợ cho vay khách hàng

■ Dư nợ cho vay khách hàng

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Sau một thời gian dài trong việc thực hiện tái cấu trúc, đến nay, ACB đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó, tăng trưởng tín dụng đã được cải thiện mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể là, năm 2014 đạt 9,2%, năm 2015 đạt 15,7%, đặc biệt năm 2016, cho vay khách hàng đạt 163,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kì năm trước.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, đến 20/12/2016, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16,46%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng của ACB ở mức

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 4.8% 3.1% 2.7%

2

Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay

80% 83% 90%

3

Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (lần)

1.1 1.23 1.34

khá cao so với mức trung bình của

nền kinh tế.

Xét về cơ cấu cấp tín dụng theo loại tiền tệ của ACB trong giai đoạn 2014- 2016, có thể thấy rằng trên 90% là cho vay bằng VND, dưới 10% cho vay bằng vàng và ngoại tệ. Nhất là những năm gần đây, khi NHNN có những chính sách hạn chế mua bán, cho vay bằng ngoại tệ và vàng, thì tỉ lệ này giảm mạnh. Giờ đây, khách hàng giao dịch ngoại tệ chủ yếu là chuyển tiền, với vàng thì chỉ đơn giản là nhờ ngân hàng giữ hộ, không những không được hưởng lãi mà khách hàng còn phải mất phí giữ hộ vàng cho ngân hàng. Đây là chính sách nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng VND, hạn chế găm giữ vàng và ngoại tệ.

Biêu đô 2.6: Cơ câu cho vay theo kì hạn của ACB giai đoạn 2014-2016

Biêu đô 2.7: Cơ câu cho vay theo loại tiền tệ của ACB giai đoạn 2014-2016

(Đơn vị:%) (Đơn vị:%)

■Ngắn hạn BTrung hạn BDai hạn

■ Cho vay bằng ngoại tệ và vàng

■ Cho vay bằng VND

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB) (Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)

Còn cho vay theo kì hạn, thì ngân hàng đã gia tăng tỉ lệ dài hạn, giảm ngắn và trung hạn, đây là chính sách mới và khá ổn khi hiện tại vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn.Với việc nâng cao cho vay VND và hạn chế vay ngoại tệ và vàng, thì hiệu quả của hoạt động tín dụng của ACB có thể nâng cao hay lại suy giảm, khi cơ cấu cho vay không linh hoạt và đa dạng như trước nữa. Đây là vấn đề cần xem xét khi đánh giá về hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn này.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên và tính toán của tác giả).

Nhìn vào bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2014-2016 có thể thấy rằng, dù cơ cấu cho vay giảm đa dạng do chính sách của Ngân hàng nhà nước, nhưng chất lượng, hiệu quả của hoạt động tín dụng lại được nâng cao qua từng nằm. Cụ thể là, tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã giảm còn 2.7% vào năm 2016 khi 2014 lên tới 4.8%, cho biết ngân hàng đã quản lý các khoản cho vay khá tốt, chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả, khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cho ACB. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay cũng tăng lên đáng kể, đạt 90% vào năm 2016, biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho vay khách hàng trong giai đoạn này tốt hơn. Và cuối cùng, doanh số thu nợ trên dư nợ cho vay bình quân hay vòng quay vốn tín dụng đã đạt 1.34 (lần), khá lớn so với trung bình ngành (1.2 lần), cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh của ngân hàng.

Như vậy, những năm qua, ACB đã đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của mình khá hiệu quả, góp phân không nhỏ trong việc nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được nâng cao về tỉ trọng và về chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

❖ Hoạt động huy động vốn

Để hoạt động cho vay diễn ra trôi chảy, thì nguồn vốn luôn là điều quan trọng đối với một ngân hàng, vì vậy, xem xét hiệu quả của hoạt động huy động luôn được quan tâm bên cạnh hoạt động cho vay của ACB. Hiệu quả hoạt động huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy mục đích nghiên cứu vì vậy cũng có

2014 2015 2016 Tài sản có sinh lời 162.339 187.217 217.677 Tông dư nợ tín dụng 117.705 139.699 163.485 Tông nguồn vôn huy động 164.025 185.768 216.024 TSC sinh lời/Tông nguồn vôn HĐ 98,97% 100,78% 100,77% Tông dư nợ/Tông nguồn vôn HĐ (LDR) 71,76% 75,2% 75,68%

nhiều chỉ tiêu đánh giá. Trong phạm vi khóa luận sẽ đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian; Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không/

Biểu đồ 2.9: Vốn huy động từ khách hàng ACB giai đoạn 2012-2016

(Đơn vị: Tỷ đồng) Vốn huy động từ khách hàng ■ Vốn huy động từ khách hàng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)

Trước hết, xem xét về mức độ tăng trưởng vốn huy động. Quy mô huy động tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tăng 32 nghìn tỷ (tương ứng 18%) chiếm 89% tổng nguồn vốn của ngân hàng, đạt 100% kế hoạch. ACB tiếp tục tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối

Một phần của tài liệu 132 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP CHÂU á QUA các báo cáo tài CHÍNH và các KHUYẾN NGHỊ với NGÂN HÀNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 41 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w