Lựa chọn giảng viên

Một phần của tài liệu 138 HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN tây HỒ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 26)

• Tiêu chí lựa chọn giáo viên : Tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp, chương trình và mục tiêu đào tao mà mức độ yêu cầu về giáo viên và cách lựa chọn

giáo viên khác nhau. Đối với doanh nghiệp có sự phụ thuộc lớn vào sự phát triển khoa học công nghệ thì việc lựa chọn giáo viên bên ngoài sẽ đáp ứng nhu cầu cập nhật thường xuyên các tiến bộ công nghệ mới nhất. Đối với doanh nghiệp với đặc thù ngành không bị ảnh hưởng quá lớn bởi sự thay đổi của công nghệ thì có thể cân nhắc tận dụng nguồn giảng viên nội bộ . Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có thể kết hợp cả hai nguồn giảng viên bên trong và bên ngoài để đạt hiệu suất cao trong công tác đào tạo, phát triển người lao động của tổ chức.

• Nguồn giảng viên:

Nguồn nội bộ: Là những người quản lý, lao động lành nghề, có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại doanh nghiệp

Ưu điểm:

- Giảng viên am hiểu về công việc, đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo - Doanh nghiệp có thể chủ động huy động người đào tạo

- Chi phí thấp hơn

Nhược điểm: Tính hệ thống không cao, không có tính cập nhật cao về thông tin, kiến thức mới

Nguồn bên ngoài: Là giáo viên tại các trường đào tạo, quản lý của các công ty khác Ưu điểm:

- Tính chuyên nghiệp cao - Hệ thống hoá kiến thức tốt

Nhược điểm:

- Kém chủ động về mặt thời gian

- Sự am hiểu về doanh nghiệp không tường tận, chi tiết

1.4.6. Dự tính chi phí đào tạo và phát triên

Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn phương án đào tạo bao gồm chi phí cho việc học và chi phí cho việc giảng dạy. Chi phí phải đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất có thể của chương trình đào tạo.

Các chi phí này có thể gồm các chi phí trực tiếp như các chi phí: tiền lương cho giáo viên, chi phí cho học viên, các khoản chi phí cho địa điểm học, các tài liệu sách vở, công tác tổ chức cũng như công tác phục vụ trong thời gian học. Ngoài ra còn phải kể đến các chi phí như thời gian không làm việc của học viên trong quá trình đào tạo.

Việc xác định chi phí đào tạo là rất quan trọng vì nó quyết định việc lựa chọn các phương pháp đào tạo, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong và sau quá trình đào tạo.

Chi phí đào tạo được xác định dựa trên nội dung, hình thức đào tạo và số lượng nhân viên tham gia đào tạo. Sau khi xác định được chương trình đào tạo, phòng nhân sự sẽ gửi thông báo đến các phòng ban trong doanh nghiệp để tập hợp số lượng cán bộ các phòng cử đi tham gia tập huấn. Sau đó, căn cư vào quy chế tài chính, quy định chi tiêu nội bộ của NHNo&PTNT và hoạt động thực tế tại chi nhánh, phòng nhân sự sẽ tính toán mức chi cho mỗi cán bộ. Ngoài ra, nếu đào tạo ngoài công việc yêu cầu phải thuê giảng viên ngoài và địa điểm học thì các chi phí này sẽ được cân đối tùy thuộc theo giá thị trường và định mức chi theo quy định của ngân hàng. Các khoản chi này sau khi được dự toán sẽ được trưởng phòng nhân sự xem xét và đem trình duyệt giám đốc chi nhánh để xin ngân sách.

1.4.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo nhiều tiêu thức như: mục tiêu đào tạo có đạt được hay không? Nhân viên được học những gì từ chương trình đào tạo? Có gì trong chương trình đào tạo cần được cải thiện, bổ sung hay thay đổi? Có thay đổi ở nhân viên và trong công việc của họ không? Chi phí và những nỗ lực bỏ ra cho việc đào tạo có xứng đáng và hợp lí không? Từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.

Khi thực hiện đánh giá chương trình và kết quả đào tạo, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

• Tính mục tiêu: là nguyên tắc quyết định, đảm bảo hoạt động đánh giá có được định hướng chính xác. Người đánh giá phải có nhận thức chung về quan điểm giá

trị của tổ chức, nắm rõ mục đích đào tạo nhân lực và yêu cầu cơ bản đánh giá

• Tính phù hợp lẫn nhau: công tác đánh giá phải phù hợp với phương châm giảng dạy, trình độ của học viên

• Tính khả thi: hoạt động đánh giá phải dễ thực hiện, thời gian và chi phí cho đánh giá phải hợp lí

• Tính liên tục: hoạt động đánh giá luôn phải được tiến hành thường xuyên sau khi kết thúc mỗi một đợt đào tạo nhân lực.

• Tính khách quan: người đánh giá phải trung thực, mọi đánh giá nhận xét không mang tính chất chủ quan và phản ảnh được chân thực, đầy đủ kết quả đào tạo nhân lực.

Kết quả của chương trình đào tạo thường được phản ánh qua: Kết quả học; sự đánh giá của người học với chương trình đào tạo; kết quả thực hiện công việc sau đào tạo của học viên... Để đo lường các kết quả trên, có thể dùng các phương pháp như phỏng vấn, bảng câu hỏi, quan sát, thông qua giám sát kiểm tra của cấp trên.

Những thông tin này giúp cho các nhà quản lý tổ chức một hệ thống đào tạo có hiệu quả cao cũng như có biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Để đánh giá chương trình đào tạo, có thể đánh giá theo bốn cấp bậc được xem là hệ thống công nhận và sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo của doanh nghiệp.

• Cấp độ một - Phản ứng: Đánh giá ở cấp độ này chủ yếu là tìm hiểu phản ứng của học viên đối với khóa học họ tham dự. Thông qua phiếu câu hỏi được phát vào cuối khóa học, hỏi trực tiếp. học viên sẽ bày tỏ ý kiến của mình về các khía cạnh khác nhau của khóa học.

• Cấp độ hai - Kết quả học tập: Cấp độ thứ hai trong hệ thống đánh giá liên quan đến kết qủa học tập của học viên. Kết quả học tập được xác định dựa trên lượng kiến thức, kỹ năng thái độ mà học viên tiếp thu được, từ khóa học. Công tác đánh giá của cấp độ hai nhằm xác định mức độ mà học viên có thể cải thiện, nâng cao, mở rộng kiến thức và kỹ năng của học viên sau khi tham dự khóa học. Cấp độ này có thể tiến hành trong suốt khóa học và sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau bao gồm bảng câu hỏi thăm dò ý kiến, khảo sát, quan sát, kiểm tra lý thuyết trên giấy, kiểm tra thực hành, đánh giá theo nhóm, tự đánh giá.

• Cấp độ ba - Ứng dụng: Khả năng và mức độ ứng dụng những kiến thức và kỹ năng học viên đạt được từ khóa học vào công việc của họ là đối tượng đánh giá chủ yếu của cấp độ ba. Đánh giá ở cấp độ này tương đối phức tạp và khó thực hiện do cần có nhiều thời gian và công tác để thu thập dữ liệu và rất khó dự đoán khi nào những thay đổi trong biểu hiện công tác của học viên sẽ diễn ra. Vì vậy mà thường có rất ít công ty thực hiện tốt từ cấp độ ba trở lên. Cấp độ này thường được đánh giá qua các phương pháp như: Quan sát trực tiếp của tổ trưởng giám sát, thông qua các cuộc thi đánh giá tay nghề, phỏng vấn. (thời gian đánh giá thường từ 3-6 tháng).

• Cấp độ bốn - Kết quả: Cấp độ bốn đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua ảnh hưởng của nó với kết quả kinh doanh, tức là đánh giá mức độ đem lại lợi nhuận mà các chương trình đào tạo đem lại. Cấp độ này không tập trung vào ảnh hưởng của đào tạo đối với từng cá nhân mà nó tập trung vào ảnh hưởng chung của đào tạo đối với toàn tổ chức bao gồm tất cả cá nhân trong tổ chức. Cấp độ bốn là cấp độ phức tạp nhất, mất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh phí nhất để thu thập, sắp xếp và phân tích dữ liệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Có thể thấy rằng, nguồn nhân lực và công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho xã hội và bản thân người lao động.

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực đã khái quát một số vấn đề về đào tạo, bao gồm : các khái niệm về nguồn nhân lực, vai trò và nội dung cơ bản của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Việc tìm hiều trên tạo nên cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo tại Chi nhánh Tây Hồ trong chương 2

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HỒ

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triên

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về quy mô vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Agribank hiện có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến.

Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Hiện nay, NHNo&PTNT đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.026 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002...

Ngoài ra, Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển

châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)... tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...

Một số mốc sự kiện tiêu biểu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:

- Năm 1988 : Thành lập ngày 26/3/1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

- Năm 1996: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

- Năm 2003 :Được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) tại các chi nhánh của Agribank

- Năm 2005: Mở Văn phòng đại diện đầu tiên tại nước ngoài - Văn phòng đại diện Campuchia

- Năm 2007:Doanh nghiệp số 1 Việt Nam (theo xếp hạng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc - UNDP)

- Năm 2009: Khai trương hệ thống IPCAS II, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống

- Năm 2010: Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500)

- Năm 2016: Tổng tài sản Agribank cán mốc đạt trên 01 triệu tỷ đồng; Ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR 500

Một số giải thưởng mà ngân hàng đã đạt được như : Ngân hàng tốt nhất trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Đông Nam Á, Ngân hàng thực hiện tốt nhất an sinh xã hội Đông Nam Á và Ngân hàng lớn nhất về hệ thống và dịch vụ ATM do Tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng; Ngân hàng có “Dịch vụ tài chính vi mô tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Asian Banker trao tặng; 02 giải thưởng Sao Khuê.

Sản phàm dịch vụ cho Định chế tài Chmli •Ngàn hàng đại lý

•Thanh toán quốc tế •Tài ữợ thương mại

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ được thành lập theo quyết định số 149/QĐ- HĐQT-TCCB ngày 29 tháng 02 năm 2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Ngày 1 tháng 4 năm 2008, Chi nhánh Tây Hồ chính thức trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.

Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ với quy mô gồm một hội sở chính và sáu phòng giao dịch trực thuộc là một trong những cơ sở tiên phong trong hệ thống NHNo&PTNT chú trọng triển khai nhiệm vụ của một ngân hàng bán lẻ; lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam và của NHNNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển Tầm nhìn

Phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại “ tăng trưởng- an toàn- hiệu quả- bền vững”, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Sứ mệnh

Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ lực trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Triết lý kinh doanh

Mang phồn thịnh đến khách hàng

Chiến lược phát triển

Giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; Có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

2.1.3. Sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam

Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ hiện đại thuộc 6 nhóm: Huy động vốn, Cấp tín dụng, Thanh toán trong nước, Thanh toán quốc tế, Thẻ, E-Banking,..., đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

20

Bảng 2.1 Các sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam

Sàn phẩm dịch vụ cho cá nhàn

•Tiết kiệm

•Cho vay cá nhàn và hộ gia đình

•Chuyên và nhặn tièn •Tài khoản và tiền gửi •Thanh toán ưong nước •Thanh toán biên giới với Trung Quoc, Lào, Campuchia •Ngàn hàng điện tử •Phát hành giấy tờ có giá •Báo lành •Séc ngàn hàng •Dịch vụ thẻ •Mua bán ngoại tệ Sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp •Tín dụng doanh nghiệp •Bào lành

•Tài khoán và tiền gừi •Thanh toán quốc tế •Thanh toán ưong nước •Thanh toán biên giới vớiTrung Quốc, lao, Campucliia

•Kinh doanh ngoại tệ •Dịch vụ séc

•Dịch vụ thè •Ngàn hàng điện tử •Phát hành giấy tờ có giá •Chiết khấu, tái chiết khấu

•Kinh doanh vốn •Kinh doanh ngoại hối •Ngàn quỳ

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Tây Hồ

Chi nhánh Hồ Tây được tổ chức theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 138 HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN tây HỒ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w