NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
Với tầm nhìn “Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi người” và đặt ra chiến lược kinh doanh “Bán lẻ - dịch vụ - kinh doanh đa năng”, ngân hàng LVP đã và đang triển khai các kế hoạch, xây dựng một lộ trình để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2.2.1. về định lượng phản ánh sự phát triển dịch vụ NHBL
2.2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số các hoạt động bán lẻ
> Hoạt động huy động vốn bán lẻ
Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng Vốn huy động
năm trước, trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 vốn huy động dân cư tăng bình quân 44,72%. Nếu như năm 2011, con số huy động vốn từ DVBL 26.662 tỷ đồng thì đến năm
1. Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ
12.75 7
22.992 29.548
2012, con số này đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Đó là thành công lớn cho Hội đồng quản trị cũng như cả ngân hàng, đặc biệt là trong năm 2012, nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, tình trạng chung của ngành ngân hàng là phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên bằng việc áp dụng động bộ chính sách hợp lý, trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng, triển khai các cơ chế động lực trong huy động vốn.. .do đó mà lượng vốn huy động năm 2012 của ngân hàng tăng cao, đạt 41.337 tỷ đồng, tăng 14.675 tỷ đồng, tương đương 55,04% so với năm 2011.
Năm 2013, LVP đã mở thêm 13 Chi nhánh trên cả nước cùng với 1081 Phòng Giao dịch Bưu điện được online hóa, góp phần không làm tăng số lượng khách hàng (số lượng khách hàng tăng lên khoảng 8-9 lần so với năm 2011), từ đó tăng lượng tiền không nhỏ chảy vào ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn giá rẻ trong dân cư. Vốn huy động đã tăng lên 14.216 tỷ đồng, tức 34,39% so với năm 2012. Mức tăng này tuy thấp hơn so với mức tăng của năm 2012 nhưng đó vẫn là con số đáng kể, là con số mà khá nhiều ngân hàng muốn đạt được nhất là trong thời kỳ khó khăn như hiện nay. Và trong phương hướng cho năm 2014, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng con số huy động bán lẻ lên 75.000 tỷ đồng, tăng 35,01% tức 19.447 tỷ đồng so với năm 2013.
Nhìn chung tốc độ tăng vốn huy động bán lẻ của ngân hàng LVP khá cao và ổn định, không ngừng tăng nhanh qua các năm. Đây là một kết quả đáng mừng với một ngân hàng mới thành lập và chưa có nhiều mối quan hệ khách hàng như LVP.
> Hoạt động tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng luôn được coi là hoạt động trọng tâm của ngân hàng, được quan tâm phát triển về mọi mặt. Những năm qua, với đặc thù kinh doanh, ngân hàng LVP đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn vay lớn của các khách hàng trên cả nước và thực hiện tốt kế hoạch hàng năm. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho cả ngân hàng.
Một số sản phẩm tín dụng tiêu biểu được triển khai tại ngân hàng LVP trong thời gian
qua: Cho vay mua nhà đất, mua chung cư, xây và sửa chữa nhà; Cho vay mua ô tô; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình; Tín dụng cao su, cà phê, hồ tiêu; Cho vay cán bộ, công nhân viên, thân nhân của cán bộ, công nhân viên; Thấu chi trên tài khoản tiền gửi; Cho vay DNVVN: tài trợ vốn lưu động, cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất,.
Bảng 2.5: Tình hình tăng trưởng tín dụng bán lẻ
4.Nợ xấu 2,14 %
(Nguồn:[9])
Nhìn chung hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 đã đạt được những kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng khá cao.
Năm 2011, dư nợ tín dụng tăng một cách nhanh chóng, duy trì được đà tăng trưởng tín dụng của các năm trước, tăng 29,62% so với năm 2010. Đến năm 2012, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên LVP vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, được xếp vào nhóm các ngân hàng có hoạt động tốt nhất và được NHNN chấp thuận cho phép tăng trưởng tín dụng vượt mức chỉ tiêu được giao đầu năm, đưa dư nợ tín dụng lên 22.992 tỷ đồng, tăng 10.235 tỷ đồng, tương đương 80,23%. Bên cạnh mức tăng trưởng tín dụng cao thì tình hình nợ xấu cũng gia tăng, song do ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn và hiệu quả lên hàng hàng đầu, thẩm định hồ sơ chặt chẽ, tuân thủ các quy định của pháp luật và của ngân hàng, công tác xử lý nợ xấu, thu hồi nợ được thực hiện quyết liệt, triệt để nên tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn nhiều so với con số nợ xấu của toàn ngành ngân hàng (trên 4%). Tỷ lệ nợ xấu thời điểm cuối năm 2012 của ngân hàng là 2,71%, trong khả năng kiểm soát của ngân hàng. Giá trị tài sản bảo đảm vẫn bù đắp được gốc và lãi phát sinh.
Năm 2013, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn chậm, GDP tăng trưởng thấp, đạt 5,42%, thấp hơn mục tiêu tăng 5.5% đề ra, các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng đình trệ, hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ phá sản, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Ngân hàng nói chung và ngân hàng LVP nói riêng. Vì vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng của LVP trong năm này thấp hơn so với năm trước, chỉ còn 28,51%, tương đương tăng 6.556 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, ngân hàng đã triển khai giám sát tín dụng và xử lý tập trung tại Hội sở, đồng thời tăng cường hoạt động giám sát hoạt động cấp tín dụng tại đơn vị kinh doanh, theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm, chỉ còn 2,48%.
> Hoạt động dịch vụ
Theo chỉ đạo của HĐQT và các cấp lãnh đạo, ngân hàng LVP đã và đang cố gắng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đưa hoạt động kinh doanh dịch vu trở thành hoạt động cốt lõi trong thời gian tới. Dù đã đầu tư, đẩy mạnh, tích cực giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ mới, tuy nhiên kết quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng vẫn chưa có nhiều khởi sắc trong thời gian qua.
Hoạt động dịch vụ của ngân hàng góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng bao gồm: dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ủy thác và tư vấn và các dịch vụ khác.
Bảng 2.6: Ket quả hoạt động dịch vụ của ngân hàng
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 13,00 15,07 15,92% 20,08 26,13% Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử 2,01 2,99 48,75% 5,98 100% Dịch vụ bảo lãnh 16,26 17,02 4,67% 19,02 11,75% Dịch vụ ủy thác và tư vấn 2,96 2,01 (32,09%) 1,95 (2,99%) Dịch vụ khác 7,11 5,78 (18,71%) 3,25 (43,77%)
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Thực hiện Thực hiện %tăng trưởng Thực hiện %tăng trưởng Số lượng thẻ phát hành Thẻ 6.326 8.421 33,12% 16.842 10% Số lượng KH đăng ký ngân hàng điện tử Người 2.006 3.125 55,78% 18.750 500% Thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử Tỷ đồng 2,01 2,99 48,75% 5,98 100%
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động dịch vụ của ngân hàng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh LVP)
• Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Hoạt động thanh toán bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Đây là hoạt động phổ biến ở tất cả các NHTM, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền của khách hàng từ nơi này đến nơi khác, từ tài khoản này sang tài khoản khác. Theo NHNN Việt Nam, tính đến cuối năm 2013 đã có 33 triệu người Việt Nam sử dụng thương mại điện tử, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ngày càng giảm, còn khoảng 12%. Dịch vụ này tại LVP ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng, liên tục tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua việc tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá trị giao dịch, đây là dịch vụ được đánh giá khá tốt với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại, đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, an toàn cho khách hàng. Năm 2012, khối giao dịch tăng mạnh cả về số lượng và giá trị các lệnh chuyển tiền. Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tăng 15,92% so với năm 2011. Đến thời điểm cuối năm, số lượng các Ngân hàng đại lý của LVP tại nước ngoài là trên 400 Ngân hàng tại gần 50 thị trường trên thế giới. Uy tín, vị thế của ngân hàng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế.
Đến năm 2013, hoạt động thanh toán và ngân quỹ tăng 26,13% so với năm 2012, doanh số trong thanh toán trong nước đạt 1.230 ngàn tỷ đồng, doanh số thanh toán quốc tế đạt trên 500 triệu USD, lượng kiều hối tăng 25% so với năm 2012. Hoạt động thanh toán quốc tế đã thực hiện thanh toán với 135 các loại ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng.
• Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Thẻ là một phương tiện khá mới ở thị trường Việt Nam, mấy năm gần đây, các ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, mở rộng mạng lưới ATM, nhằm tăng thu cho hoạt động dịch vụ.
Ngân hàng LVP là một ngân hàng mới thành lập, thu nhập từ dịch vụ này còn khá thấp. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu trở thành “Ngân hàng của mọi người”, LVP đã nỗ lực triển khai và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều giá trị và lợi ích.
đã chính thức phát hành sản phẩm thẻ đầu tiên - Thẻ ghi nợ nội địa mang thương hiệu Liên Kết Phát Triển. Thành quả nổi bật trong việc xây dựng mạng lưới kênh thanh toán hiện đại trong năm này của ngân hàng là việc kết nối thành công hệ thống ATM với ba hệ thống chuyển mạch thẻ lớn nhất Việt Nam: Smartlink, BanknetVN và VNBC. Với số lượng hơn 16.600 máy ATM của các liên minh thẻ, chiếm đến 98% máy ATM của thị trường, phủ sóng rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, khách hàng của LVP đều dễ dàng tìm thấy cho mình một địa chỉ giao dịch an toàn, nhanh chóng và tiện lợi.
Trong năm 2012, ngân hàng đã triển khai hệ thống Internet banking, Mobile banking mới với nhiều tiện ích vượt trội, đem lại tiện ích tối đa cho các khách hàng. Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ATM cũng đã hoàn thiện và phát triển, liên kết với các liên minh thẻ để sử dụng thẻ liên kết phát triển tại tất cả các máy ATM, POS trên toàn quốc.Năm 2012, trên 40 máy ATM đã được lắp đặt thêm tại các địa phương có chi nhánh của LVP.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số lượng SPDV 60 67 78
Mức tăng số lượng SPDV 7 11
Tốc độ tăng số lượng SPDV 11,67% 16,42%
Tốc độ tăng thu trong dịch vụ thẻ tăng lên nhanh chóng, đến năm 2013, tăng 100% so với năm 2012. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành thêm cũng tăng gấp 2 lần bởi những sản phẩm đa dạng, gia tăng thêm các tiện ích thanh toán trên máy ATM với những tính năng vượt trội và hướng tới cộng đồng.Đối với sản phẩm thẻ Quốc tế, ngân hàng đang nghiên cứu và dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm thẻ ghi nợ Quốc tế vào đầu quý II năm 2014.Số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử năm 2013 tăng gấp 6 lần so với năm 2012.
• Dịch vụ bảo lãnh
Nhìn chung dịch vụ bảo lãnh vẫn là một dịch vụ truyền thống và có ưu thế của ngân hàng LVP, đặc biệt là bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các hoạt động bảo lãnh thông thường của ngân hàng như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh chất lượng công trình, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn... Các dịch vụ này thường được ngân hàng sử dụng để bán chéo cho các doanh nghiệp, tăng giá trị lợi ích tối đa cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và chủ đầu tư.
Năm 2011, thu phí từ hoạt động bảo lãnh đạt 16,26 tỷ, năm 2012 tăng 4,67% so với năm 2011, đạt 17,02 tỷ đồng và năm 2013 tăng 11,75% so với 2012, tương đương 19,02. Doanh thu bảo lãnh tăng qua các năm, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo dựng được niềm tin cho khách hàng và các chủ đầu tư.
• Dịch vụ khác
Bên cạnh các dịch vụ trên, ngân hàng còn triển khai nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ thu hộ (thu hộ Viettel, thu hộ tiền điện, ngân sách Nhà nước, bảo hiểm xã hội,.), chuyển tiền kiều hối, quản lý tài sản, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá,.. .Thu nhập từ các dịch vụ này khá nhỏ, tuy nhiên khá an toàn, chi phí thấp cho ngân hàng.
2.2.1.2. Sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ
hàng.Ngân hàng không ngừng nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, phù hợp hơn với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.Năm 2011, số lượng sản phẩm của ngân hàng là 60. Năm 2012, ngân hàng thay đổi danh mục sản phẩm bán lẻ, thêm 4 sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và 3 sản phẩm cho khách hàng là DNNVV, nâng số sản phẩm dịch vụ lên 67, tăng 11,67% so với năm 2011. Năm 2013, số sản phẩm tăng nhanh hơn, tăng 11 sản phẩm, tương đương 16,42% so với năm 2012, đẩy mạnh một số dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử và các sản phẩm cho vay mua nhà, chung cư, mua ô tô.
> Sản phẩm dịch vụ huy động vốn
Huy động vốn trong các năm qua đều là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất và là một thế mạnh của ngân hàng LVP. Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng vô cùng đa dạng, đối với KHCN ngân hàng có 9 sản phẩm cung ứng và với KH là DNVVN là 8 sản phẩm. Danh mục sản phẩm bán lẻ của ngân hàng gồm có 17 sản phẩm chia làm 2 nhóm: nhóm sản phẩm tiền gửi thanh toán và nhóm tiền gửi tiết kiệm.
Với mỗi sản phẩm ngân hàng đều cố gắng đem đến sự khác biệt với những tính năng ưu việt, tiện ích đến người sử dụng. Ngân hàng luôn chú trọng đến các đối tượng khách hàng, phân khúc khách hàng cũng như nhu cầu của từng nhóm khách hàng để xây dựng các sản phẩm phù hợp nhất.
Đặc biệt, trong năm 2013, ngân hàng đã đưa ra gói tiết kiệm hoa trạng nguyên, tiết kiệm Priority mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, tích hợp để thu hút, đa dạng các loại hình dịch vụ.
Ngoài ra, ngân hàng thường xuyên lập các phiếu tham khảo ý kiến để đánh giá nhu cầu của khách hàng, từ đó có thể xây dựng hoặc loại bỏ các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp, không ngừng nâng cao, đa dạng sản phẩm.
Sơ đồ 2.2: Danh mục sản phẩm huy động vốn của ngân hàng năm 2013
> Sản phẩm tín dụng bán lẻ
Tín dụng cũng là một trong những hoạt động truyền thống, quan trọng của ngân hàng, chính vì vậy mà danh mục các sản phẩm tín dụng của ngân hàng không ngừng được ngân hàng đầu tư, thiết kế để đưa đến khách hàng một cách tốt nhất.
Ngân hàng có tất cả 20 sản phẩm tín dụng bán lẻ dành cho cả KHCN và KH DNVVN.
Đối với KHCN gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn; Cho vay mua nhà đất, ô tô; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá; Cho vay cầm cố chứng khoán; Cho vay du học; Cho vay nông nghiệp;...
Trong đó, sản phẩm cho vay nông nghiệp là một trong những sản phẩm được Chính phủ cũng như ngân hàng LVP quan tâm, đẩy mạnh và dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng tham gia gói sản phẩm này.
Đỗi với KH DNVVN gồm có: Tài trợ vốn lưu động; Cho vay mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh; Hạn mức tín dụng ngắn hạn; Sản phẩm mua nợ; Tài trợ dự án; Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuẩt; Cho vay mua ô tô; Cho vay thu mua tạm trữ lúa