2. Các đối tác chương trình
2.3 Giám sát và Đánh giá
2.3. 1 Những chỉ số nào được sử dụng để giám sát quá trình cũng như việc đạt được mục tiêu đầu ra và hoạt động dự kiến?
Kỳ vọng đầu ra Chỉ số 1. Gia tăng các thành viên cộng
đồng và các tổ chức dân sự trong chương trình ACCCRN tại Việt Nam
25 Nhóm Thanh niên với ít nhất 250 thành viên là Thanh niên tham gia các hoạt động của ACCCRN.
2. Tạo ra mạng lưới vững chắc giữa các bên tham gia trong ACCCRN và duy trì hoạt động của mạng lưới này trên cơ sở các hoạt động của thanh niên đã thiết lập trong giai đoạn trước của dự án.
25 Nhóm Thanh niên có khả năng báo cáo và chứng minh sự liên kết, chia sẻ và học tập lẫn nhau giữa họ tại từng thành phố và giữa các thành phố với nhau.
3. Phát triển các sáng kiến quy mô nhỏ, khả thi do thanh niên khởi xướng phục vụ cho công tác ứng phó và nâng cao năng lực chống chịu đối với BĐKH của thành phố
25 Sáng kiến phục vụ cho Chiến lược Ứng phó của thành phố do thanh niên lãnh đạo được hỗ trợ thông qua AYIP.
4. Nhận thức về Biến đổi khí hậu thông qua mạng lưới thanh niên được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc cho công tác thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
Báo cáo từ 25 Nhóm Thanh nhiên ACCCRN về ít nhất 25 sáng kiến cộng đồng trong việc xây dựng khả năng chống chịu được tổng hợp từ các thành phố thuộc mạng lưới của AYIP.
5. Chiến lược Ứng phó với BĐKH của thành phố có thêm sự đóng góp của thanh niên và những sáng kiến của họ
CCCO có khả năng chứng mình sự tham gia của Thanh niên vào sự phát triển và thực hiện CRS. 50% các Nhóm Thanh niên có khả năng báo cáo về những bài học họ thu nhận được từ những can thiệp của ACCCRN.
6. Vai trò tham gia của thanh niên vào quá trình ra quyết định liên quan tới xây dựng năng lực ứng phó với BĐKH được tăng cường
CCCO và Thanh niên có khả năng chứng minh sự hợp tác (vẫn tiếp diễn) mang tính bền vững vào cuối chương trình AYIP. Các Nhóm Thanh niên tự tin vào các vai trò vận động chính sách mang tính xã hội dân sự của họ trong việc xây dựng UCCR. 7. Những bài học và sáng kiến
mới về xây dựng năng lực ứng phó của đô thị có cơ hội được đề xuất và thực hiện
Chỉ số phụ thuộc vào bản chấn của các hướng đi mới, các bài học và các đổi mới. Sẽ được quyết định vào quá trình đánh giá cuối cùng.
Các chỉ báo cho những hoạt động và kỳ vọng đầu ra của AYIP có tính tự minh chứng tương đối rõ ràng nên không cần làm rõ ở đây.
Trong năm 2011, CtC làm việc với ISET để phát triển bộ Chỉ số về Khả năng chống chịu sử dụng cho ACCCRN Việt Nam. Rất có thể từ AYIP, những người hung trẻ tuổi tại địa phương với UCCR sẽ xuất hiện. Những cá nhân như vậy có thể sẽ có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về UCCR và tham gia vào việc phát triển những chỉ báo cho UCCR, và bắt đầu thử nghiệm việc áp dụng chúng vào cấp độ gia đình, khu dân cư, hoặc cộng đồng. Bộ chỉ số đánh giá mức độ thành công của hướng tiếp cận AYIP sẽ ít rõ ràng hơn, bởi như đã mô tả trong Phần 1.3.1, UCCR được xem là một vấn đề khó chế ngự và cần tập trung ít hơn vào các giải pháp kỹ thuật, đồng thời đề cao những điều kiện xã hội cho UCCR được xây dựng từ chính cộng đồng. Sự thành công (hoặc ngược lại) của cách tiếp cận này có lẽ cần được xem xét bằng những chỉ số định tính sẽ được trình bài trong phần đánh giá sau cùng ở Phần 2.3.2 dưới đây.
2.3.2. Cơ chế nào được xây dựng để kiểm soát và thu nhận những bài học từ quá trình thực hiện dự án để tiếp tục chia sẻ với một nhóm công chúng rộng hơn, và đóng góp vào nền tảng kiến thức và thực hành UCCR?
Có ba cơ chế như sau:
i) Một cơ chế đánh giá nội bộ giữa kỳ sẽ được tiến hành ngay sau khi cung cấp hỗ trợ cho các Đề án thành công. Quá trình đánh giá này diễn ra thông qua sự tư vấn giữa CtC với các đối tác và những lãnh đạo Thanh niên tại các thành phố. Mục tiêu là xác định xem chương trình có đang “đi đúng hướng” để đạt được kết quả mong muốn; liệu có sai sót gì đã mắc phải; nếu có, thì sửa chữa bằng cách nào, đồng thời, làm sao để tăng cường kết quả dự kiến cuối cùng của chương trình. Điều này sẽ tạo điều kiện để những bài học thu nhận được một cách nội bộ được sử dụng để đảm bảo chương trình thành công.
ii) Bản thân các Sáng kiến Thanh niên cần được lưu thành dữ liệu dưới dạng chuẩn và được chia sẻ trên Internet dưới dạng tiếng Anh, trên ACCCRN website tại Việt Nam và quốc tế. Các Sáng kiến Thanh niên sẽ được ghi lại qua video, và được tải lên Youtube hoặc qua các kênh truyền thông khác.
iii) Một quá trình đánh giá sau cùng được thực hiện bởi một nhà đánh giá độc lập có kinh nghiệm làm việc với Thanh niên tại Việt Nam sẽ được tích hợp để đánh giá chương tình với cách tiếp cận mang tính tham gia của nó, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Quá trình đánh giá này sẽ ghi lại việc AYIP đã đạt được mục tiêu ở mức độ nào, và thu được những bài học gì từ bản chất công việc với Thanh niên, việc xây dựng UCCR ở cấp hộ gia đình, khu dân cư và cộng đồng địa
phương, UCCR trong mắt của Thanh niên, và những vấn đề liên quan, hoặc tính hiệu quả (hay không hiệu quả) của hướng tiếp cận AYIP trong việc giải quyết UCCR.