Bên cạnh những nhân tố khách quan thì các nhân tố chủ quan thuộc về các NHTM có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển tín dụng đối với DNNVV bao gồm các nhân tố sau:
Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng:
Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hệ thống các Chi nhánh, phòng giao dịch được phân bổ một cách hợp lý theo mật độ dân cư là điều kiện tiên quyết tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Khách hàng sẽ rất khó tiếp cận nếu ngân hàng ở quá xa khu vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên để có thể mở một Chi nhánh hay Phòng giao dịch, ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều chi phí. Do vậy ngân hàng phải thiết lập sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích.
Chiến lược hoạt động và các chính sách tín dụng của ngân hàng:
Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể các NHTM xây dựng chiến lược hoạt động, được cụ thể hoá bằng những chính sách như chính sách tín dụng, chính sách khách hàng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển tín dụng DNNVV. Một chiến lược hoạt động đúng đắn, với tầm nhìn dài hạn và có những bước đi vững chắc, một chính sách tín dụng phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho hoạt
động cho vay đúng hướng, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển ổn định, bền vững, ngược lại sẽ kìm hãm tăng trưởng, phát triển tín dụng.
Quy mô vốn của ngân hàng
Quy mô vốn tự có của NHTM thể hiện tiềm lực, sức mạnh của ngân hàng, vì vậy vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó có sức mạnh để phát triển hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà ít bị hạn chế. Hiện nay ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới các NHTM chỉ được phép cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá một tỷ lệ nào đó của vốn tự có, tỷ lệ này là tuỳ theo quy định mỗi nước. Ở nước ta hiện nay t heo quy định của NHNN thì các NHTM cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có. Do vậy để phát triển cho vay các NHTM cần phải gia tăng vốn tự có.
Bên cạnh việc tăng thêm vốn tự có, để phát triển tín dụng các NHTM phải tích cực phát triển huy động vốn trong và ngoài nước, dưới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các DNNVV.
Năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viên:
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành hay bại của việc phát triển hay thu hẹp hoạt động của một ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng đối với DNNVV nói riêng. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, nắm vững và vận dụng linh hoạt quy trình nghiệp vụ thì hoạt động tín dụng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển, các rủi ro sẽ được kiềm chế.
Với tinh thần hợp tác và thái độ phục vụ vì khách hàng, các nhân viên sẽ góp phần tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng trong lòng khách hàng, xua tan trong họ những suy nghĩ thiếu thiện cảm về ngân hàng. Ngược lại, một đội ngũ nhân viên với trình độ nghiệp vụ yếu, tinh thần làm việc bê trễ và đánh mất đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động tín dụng ở đó sẽ có nguy cơ bị đổ bể, khả năng phát triển tín dụng với chất lượng tốt là rất khó khăn.
30
Công nghệ ngân hàng:
Với hệ thống thiết bị và công nghệ hiện đại, các thao tác và quy trình sẽ được rút ngắn tạo điều kiện thoải mái cho khách hàng, từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động cho ngân hàng. Công nghệ còn giúp cho việc cung cấp thông tin, điều chuyển vốn dư thừa hoặc thiếu hụt giữa các chi nhánh trong hệ thống trở nên thuận lợi hơn, góp phần quyết định vào việc phát triển hoạt động tín dụng.
Công nghệ ngân hàng còn được hiểu rộng hơn ở khía cạnh sự linh hoạt và đa dạng của các sản phẩm tín dụng. Các thông số của sản phẩm về kỳ hạn, phương thức nhận gửi, phương thức thanh toán.. .nếu được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ góp phần quyết định và tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. Từ đó tạo điều kiện phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu chủ quan áp đặt những sản phẩm của mình cho khách hàng thì ngân hàng sẽ có nguy cơ đánh mất khách hàng, thậm chí dẫn đễn rủi ro tín dụng.
Tóm lại: Phát triển tín dụng đối với DNNVV chịu tác động bởi rất nhiều
nhân tố như: Môi trường pháp lý, kinh tế xã hội, chính sách tín dụng, quy mô vốn, năng lực, phẩm chất cán bộ nhân viên ... Để phát triển tín dụng đối với DNNVV thì ngân hàng phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến nó để từ đó tìm ra các biện pháp phát triển phù hợp và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát các nội dung về tín dụng, chức năng, vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế, phân loại tín dụng cũng như một số sản phẩm tín dụng cung cấp cho DNNVV. Ngoài ra, còn trình bày khái niệm, đặc điểm của DNNVV và vai trò của DNNVV trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ đó rút ra ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với bản thân DNNVV, ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Bên cạnh đó chương 1 còn nêu ra kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV của một số nước trên thế giới và trong khu vực qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tài trợ cho DNNVV, đặc biệt là tài trợ vốn. Đây là cơ sở lý luận cho phần trình bày các chương tiếp theo để đi sâu tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Vietcombank - Chi nhánh Nam Định.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỊNH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM ĐỊNH
2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, ranh giới là sông Đáy. Phía Nam và Đông giáp biển. Nam định là tỉnh ở vị trí trung chuyển giữa bộ phận phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ đồng thời nằm ở hạ lưu của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Nam tỉnh được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp nên miền đất này tương đối bằng phẳng, phì nhiêu. Nam Định có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ: thành phố Nam Định. Nơi đây từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và là trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
Từ những đặc điểm và lợi thế như trên, Nam Định là địa phương có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và là thị trường đầy tiềm năng đối với hoạt động của NHTM trong việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Chi nhánh Vietcombank Nam Định có trụ sở tại 91 Quang Trung - Phường Quang Trung - Tp Nam Định cùng 03 phòng giao dịch là: Phòng giao dịch Trần
Hưng Đạo, Phòng giao dịch Hải Hậu, Phòng giao dịch Ý Yên. Trải qua 04 năm hoạt động và phát triển, hiện tại Chi nhánh có 58 cán bộ viên chức, trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 52 người chiếm 90%, chi nhánh không ngừng phát triển mạng lưới, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm,... Từ việc triển khai thực hiện các chương trình hoạt động của mình, trong những năm qua Chi nhánh đã mang lại nhiều lợi ích vượt lên trên cả sự mong đợi của kháchhàng, vì vậy tạo ra sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng và công chúng.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Vietcombank chi nhánh Nam Định
- Chức năng và cơ cấu nhân lực các bộ phận tại Vietcombank chi nhánh Nam Định.
+ Ban Giám đốc :
Ban Giám đốc là cơ quan có quyền lực cao nhất tại Vietcombank Nam
34
mặt hoạt động trên cơ sở pháp luật, các quy định quản lý của ngân hàng Nhà nuớc, các quy định và sự điều hành của Hội sở Vietcombank. Ban Giám đốc Vietcombank Nam Định bao gồm 02 nguời, là những nguời có trình độ Đại học và đã có nhiều năm kinh nghiệm quản trị ngân hàng thuơng mại. Lãnh đạo Ban Giám đốc là Giám đốc chi nhánh. Phó Giám đốc chi nhánh là nguời giúp việc và thực hiện theo sự uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là nguời đại diện theo pháp luật của chi nhánh.Trực thuộc Ban Giám đốc là các phòng chức năng và các phòng giao dịch.
+ Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động chuyển tiền, thanh toán, thu chi tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng.
+ Phòng Khách hàng gồm có một truởng phòng, một phó phòng và tám cán bộ tín dụng có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn đối với khách hàng, đề xuất trình lãnh đạo duyệt hồ sơ khách hàng, kiểm soát quá trình sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ, xử lý các truờng hợp phát sinh trong hoạt động tín dụng. Đây là bộ phận quan trọng quyết định đầu ra cho Chi nhánh, và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tu đó.
+ Phòng Kế toán: Gồm một truởng phòng phụ trách chung và năm cán bộ thực hiên các nghiệp vụ liên quan đến kế toán nội bộ, quản lý nợ, luu trữ hồ sơ, số liệu hoạt động của chi nhánh
+ Phòng HCNS&NQ: Gồm có một truởng phòng, một phó phòng và bẩy cán bộ. Về mảng HCNS có nhiệm vụ tham muu cho lãnh đạo trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, đề xuất các vấn đề liên quan đến nhân sự của Chi nhánh. Thực hiện sọan thảo nội quy, quy chế làm việc, an toàn lao động, các chế độ khác đối với lao động, tiền luơng, khen thuởng, kỷ luật. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, công cụ phục vụ cho hoạt động kinh
Số tiền Số tiền
14/13 ± (%) Số tiền 15/14 ± (%)
doanh, quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ làm việc tại Chi nhánh. về mảng ngân quỹ thực hiện giao dịch nộp, rút tiền mặt số \lượng lớn vượt quá hạn mức giao dịch của giao dịch viên thuộc phòng dịch vụ khách hàng
+ Các phòng giao dịch: có chức năng tổ chức các hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của các phòng giao dịch là: huy động vốn , cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng. Tại các phòng giao dịch không có các nghiệp vụ như kế toán nội bộ, tổ chức nhân sự. Đứng đầu các phòng giao dịch có trưởng phòng giao dịch, trưởng phòng giao dịch chịu sự điều hành của Giám đốc chi nhánh. Phòng giao dịch có 02 tổ công tác đó là tổ tín dụng và tổ giao dịch viên. Tổ tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng , tổ giao dịch kho quỹ thực hiện các giao dịch với khách hàng và quản lý kho tiền.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và đối với phát triển cho vay nói riêng. Nguồn vốn cơ bản cho hoạt động của các ngân hàng là nguồn vốn huy động, vì vậy muốn có vốn cho vay thì phải tổ chức tốt hoạt động huy động vốn . Hoạt động huy động vốn phải đi trước một bước và phải được quan tâm đặc biệt.
Để thực hiện huy động vốn, các ngân hàng phải căn cứ vào đặc điểm của các nguồn tiền đang tồn tại trong nền kinh tế để thiết kế các sản phẩm huy động vốn phù hợp. Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng thương mại thông thường là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá, đi vay các tổ chức, cá nhân.. ..Sản phẩm tiền gửi thanh toán được thiết kế nhằm thu hút các nguồn
tiền đang trong quá trình sản xuất luu thông, khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an ninh và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Sản phẩm tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá... là nhằm vào những khoản tiền tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng với mục đích lấy lãi.
Tại Vietcombank Nam Định, các sản phẩm huy động vốn của Vietcombank Nam Định chủ yếu là tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ. Mặc dù đuợc phép nhung kể từ khi khai truơng hoạt động Vietcombank Nam Định chua tổ chức phát hành giấy tờ có giá hoặc đi vay các TCKT, cá nhân để huy động vốn .
Bảng 2.1 : Kết quả huy động vốn tại địa phương từ năm 2013 đến 2015
Tong tiền gửi của KH 354 538 52,0% 599 11,3% 1'.T'ien gửi KKH ...56 ...172 ...207,1% ...186 ...8,1% 1.1 tiền gửi KKH tổ chức ...41 ...144 ...251,2% ...164 ...13,9% 1.2 Tiền gửi KKH cá nhân ...15 ...28 ...86,7%' ...62 ...121,4% 2. Tiền gửi CKH ... 297' ...366 ... 23,2% ... 413' ...12,8% 2.1 Tiền gửi CKH tổ chức ...47 ...55 ...17,0% ... 73' ...32,7% 2.2 Tiễn gửi CKH cá nhân ...
250'
... 311”
tiền tiền ± (%) tiền ± (%) Du nợ cho vay 32 4 60 8" 87,7% 101 3 66,6%
Nguồn: Báo cáo kế toán Vietcombank chi nhánh Nam Định
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn tại Chi nhánh liên tục tăng truởng qua các năm 2014 tăng 52,0%, năm 2015 tăng truởng chậm lại, do nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng truởng chậm lại vì vậy tăng truởng năm 2015 chỉ đạt 11,3%. Trong tổng nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của
37
cá nhân, chiếm khoảng 70% tiền gửi của khách hàng.
* Cho vay
Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với các NHTM Việt Nam. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Vì hoạt động cho vay đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để đáp ứng các khoản chi phí nhu, trả lãi tiền gửi, vay của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện tại doanh thu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thuơng Việt Nam chi nhánh Nam Định chủ yếu vẫn là thu từ hoạt động tín dụng mà chủ yếu là từ thu lãi cho vay chiếm trên 99% tổng doanh thu.
Trong những năm qua công tác tín dụng luôn đuợc chú trọng, Chi nhánh tập trung mọi nguồn lực để phát triển tín dụng đến mọi thành phần kinh tế.