Các phương pháp theo lĩnh vực hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng các quy luật trong quá trình quản lý kinh tế các nguyên tắc và phương pháp quản lý kinh tế (Trang 25 - 27)

Ở lĩnh vực sản xuất: Phương pháp quản lý của nhà nước thường

bao gồm các vấn đề như: Bằng các chính sách: Quản lý quy mô sản xuất (đề ra các phương hướng kết hợp các loại quy mô sản xuất to, vừa và nhỏ, chống độc quyền khi quy mô quá to…), quản lý cơ cấu sản xuất (theo ngành, theo vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng tài nguyên….), quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công nghệ, bảo vệ môi trường…, đặc biệt là quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản.

Ở lĩnh vực phân phối: Phương pháp quản lý của nhà nước thể hiện

ở các vấn đề như: Phương pháp phân phối lần đầu và phương pháp phân phối lại, cụ thể: Đưa ra Các chính sách về chế độ tiền lương, chế độ phúc lợi xã hội, xác định tỷ lệ hợp lý giữa tích luỹ và tiêu dùng….

Ở lĩnh vực trao đổi và lưu thông hàng hoá: Phương pháp quản lý

nhà nước thể hiện ở các chính sách về quản lý thị trường (điều tiết cung cầu, giá cả…), quản lý giá cả, quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá…

lĩnh vực tài chính và tiền tệ: Phương pháp quản lý nhà nước thể hiện ở các biện pháp chống lạm phát và giữ gìn ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm tính khoa học của chính sách thuế và tín dụng, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, quản lý tài sản quốc gia….

Ở lĩnh vực đối ngoại: Phương pháp quản lý của nhà nước thể hiện

ở các biện pháp bảo đảm cân bằng ngoại thương, mở rộng quan hệ quốc tế nhưng vẫn giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá, chính sách tỷ giá hối đoái, phương pháp thu hút đầu tư nước ngoài, có biện pháp hội nhập đúng trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Vận dụng các quy luật trong quá trình quản lý kinh tế các nguyên tắc và phương pháp quản lý kinh tế (Trang 25 - 27)