Đối với doanh nghiệp Bảo hiểm

Một phần của tài liệu tiểu luận nhóm đề án THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NGHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

Để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới tôi đưa ra một số giải pháp góp ý cho công ty như sau:

- Tích cực thu hồi các khoản nợ cũ, nợ ngắn hạn.

- Đánh giá mức độ rủi ro cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm, đối tượng nào có mức độ rủi ro cao và số tiền bảo hiểm lớn thì nên tái cho các công ty khác. Đây là niệm pháp nhằm đảm bảo an toàn cho công ty.

- Tuyển dụng các chi nhánh, các tổng đại lý tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để khi có rủi ro xảy ra ở đâu thì có chi nhánh của công tu pử tỉnh đó xuống kiểm tra, giám định hiện trường. Đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đây là cách để các công ty bảo hiểm mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhằm giới thiệu sản phẩm đến với người dân ở các vùng sâu cách thủ đô và các trung tâm thương mại.

- Tiếp tục duy trì và nghiên cứu phát triển các kênh phân phối sản phẩm mới qua ngân hàng, bưu điện, e-commerce, telemarketing,…..nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Cải thiện chất lượng công tác quản trị điều hành: Nâng cao công tác tự quản thông qua xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình quản lý nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong công ty.

- Hợp tác, chia sẻ với các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm khác trong công tác khai thác, chống trục lợi bảo hiểm, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

- Đầu tư xây dựng và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhằm giảm thiểu chi phí, hạn chế các trường hợp trục lợi bảo hiểm.

KẾT LUẬN

Để triển khai một loại hình bảo hiểm phải trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc xác định nhu cầu thị trường đến xây dựng mức phí, triển khai kế hoạch thực hiện, bổ sung khiếm khuyết, phổ biến sâu rộng trên thị trường….đòi hỏi cả một quá trình lâu dài và rất tốt kém.

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng vậy nhưng có những điểm khác vì đây là nghiệp vụ bắt buộc nên mọi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ việc áp dụng theo quy định của nhà nước. Quy tắc, biêu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm đã được bộ tài chính quy định rất rõ trong thông tư số 126/2008/TT-BTC. Tất cả các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam có trách nghiệm thực hiện thông tư này.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba, giúp đỡ chủ xe trong những vụ tai nạn xảy ra. Đây là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Cũng chính vì vậy tôi chọn đề tài : Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại thi trường bảo hiểm Việt Nam.

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã được triển khai một cách có hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh đó nghiệp vụ này còn gặp phải rất nhiều khó khăn vì vậy trong bài viết này tôi đã mạnh dạn đề ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc của chủ xe đối với người thứ ba, từ đó ổn định xã hội, tạo đà cho sự phát triển vững chắc cho nền kinh tế.

Mong rằng những ý kiến đóng góp của tôi trong bài viết này sẽ ít nhiều giải quyết được những khó khăn mà các công ty trên thị trường gặp phải. Từ đó nâng cao tính bắt buộc cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ se cơ giới đối với người thứ ba trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình bảo hiểm

Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm Tạp chí bảo hiểm

Quyết định 23/2007/QĐ-BTC Thông tư 126/2008/TT-BTC Nghị định 103/2008/NĐ-CP

Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT_BTC_BCA Tạp chí bảo hiểm

Một phần của tài liệu tiểu luận nhóm đề án THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NGHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM (Trang 31 - 33)