Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 27 - 29)

liên quan đến đề tài luận án

Từ việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Một là, các công trình nghiên cứu đều nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại một cách tất yếu, khách quan và cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

Hai là, các công trình nghiên cứu đều cho rằng hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại tương đối đặc thù, cần phải có những ghi nhận những ngoại lệ nhất định cho phép hành vi hạn chế cạnh tranh được tiến hành trong một số trường hợp để đảm bảo tính đồng bộ, bảo vệ danh tiếng của hệ thống nhượng quyền.

Ba là, một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được điều tiết khá mềm dẻo, có tính đến bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo đó, cho phép một số hành vi hạn chế cạnh tranh mặc dù đạt đủ điều kiện của một hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật cạnh tranh thông thường nhưng áp dụng trong quan hệ nhượng quyền thương mại lại được phép nếu hành vi đó là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền.

Bốn là, nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đại diện là Mỹ, mặc dù không có quy định riêng điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, nhưng lại sử dụng án lệ như một nguồn luật quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nguyên tắc hợp lý (“rule of reason”) được pháp luật Mỹ sử dụng rất phổ biến để ghi nhận một số ngoại lệ áp dụng với hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền.

Năm là, pháp luật Liên minh Châu Âu điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bởi hai nguồn luật cơ bản: (i) pháp luật chung của Liên minh, trong đó có Nghị quyết 2790/99 về áp dụng Điều 81(3)EC đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc, trong đó có một phần riêng quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và (ii) Án lệ, trong đó, Pronuptia là một án lệ điển hình ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền. Án lệ này có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng lập pháp của Liên minh Châu Âu trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

Sáu là, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại nếu được điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành sẽ khó áp dụng, không phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, vì vậy cần phải có những điều chỉnh phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả của Luật Cạnh tranh trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.

Bảy là, các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tiếp cận đơn lẻ từng hành vi hạn chế cạnh

tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại

ở Việt Nam hiện nay.

Từ những đánh giá trên, có thể khẳng định, luận án là công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay ở cấp độ luận án tiến sỹ luật học.

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w