Các đối tượng được đặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động tích hợp rèn luyện viết văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trong quá trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại​ (Trang 72 - 161)

- Sau khi đọc, em hãy tóm tắt và nêu nội dung chính của văn bản theo sơ đồ sau:

1) Các đối tượng được đặt

một bình diện thống nhất với các tiêu chí so sánh bao quát, toàn diện, chính xác, hợp lí. 2) Bộc lộ được ý kiến, đánh giá

của người viết một cách khách quan, khoa học, thuyết phục.

Bước 6: Trên lớp, HS sẽ trình bày đoạn văn của mình dưới hình thức nói. GV hướng dẫn HS tự kiểm tra, đánh giá bài viết. GV chỉ nhận xét chung trước lớp một số bài viết ngẫu nhiên. Suốt quá trình TNVB, GV có thể hướng dẫn HS so sánh và ghi lại sự thay đổi nhận thức về nội dung tác phẩm so với dự đoán ban đầu. Bài viết của HS cùng nhật ký ghi lại sự thay đổi nhận thức về tác phẩm sẽ được lưu lại trong hồ sơ đọc của từng cá nhân.

2.2.2Giai đoạn hình thành kiến thức mới

2.2.2.1 Hoạt động tìm ý

Mục tiêu:

Hoạt động viết tìm ý được tổ chức với mục tiêu như sau:

- HS phân tích được một đặc trưng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (hình tượng nhân vật, tình huống truyện,…).

- Tìm và sắp xếp được các ý để bàn luận về một đặc trưng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (hình tượng nhân vật, tình huống truyện,…).

Nội dung và quy trình tổ chức hoạt động:

Nội dung hoạt động: HS thực hành theo nhóm tại lớp trong thời gian 10 – 15 phút để tìm và sắp xếp được các ý bàn luận về một đặc trưng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (hình tượng nhân vật, tình huống truyện,…).

Quy trình tổ chức hoạt động:

Bước 1: Từ các mục tiêu chung, GV lựa chọn một hoặc một vài yếu tố nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại nổi bật trong tác phẩm để thiết kế hoạt động tìm ý. Nội dung yêu cầu HS tìm ý phải là nội dung trọng tâm, giúp HS hình thành tư duy sâu sắc về vấn đề, tránh tạo sự nặng nề cho tiết học.

Bước 2 và 3 tương tự hoạt động viết kích hoạt kiến thức nền, có thể nhắc lại một số kiến thức đã học về yếu tố nghệ thuật cần tìm ý.

Bước 4: Tổ chức cho HS tìm ý (theo nhóm) vào PHT, trong khoảng 15-20 phút, tại lớp.

Bước 5: Trình bày và đánh giá tương tự các hoạt động trên nhưng thực hiện theo nhóm.

Ví dụ minh họa:

Tên hoạt động: Hoạt động tìm ý

Đề bài: Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân được thể hiện thông qua những chi tiết nào? Hãy trình bày câu trả lời thành dàn ý trong thời gian 10 phút.

Quy trình tổ chức:

Bước 1: Từ mục tiêu chung của bài học, GV lựa chọn nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao là nội dung của hoạt động tìm ý vì đây là một đặc trưng nghệ thuật quan trọng, có giá trị trong việc đọc hiểu nội dung của VB.

Bước 2 và 3 tương tự các hoạt động trên, có thể nhắc lại một số kiến thức về nghệ thuật xây dựng nhân vật mà HS đã được học trong các truyện ngắn hiện đại trước đây.

Bước 4: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, hoàn thành PHT trong khoảng 15 phút.

Bảng 2.3 PHT hướng dẫn hoạt động tìm ý

PHIẾU HỌC TẬP

Tìm hiểu hình tượng nhân vật Huấn Cao

Nêu vấn đề: Nguyễn Tuân quan niệm về cái đẹp như thế nào qua hình tượng nhân

vật Huấn Cao?

Luận điểm: ………...

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Nguyễn Tuân đã miêu tả nhân vật Huấn Cao qua những phương diện nào?

Phương diện

Chi tiết

Nhận xét

Kết luận: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp qua hình tượng nhân vật Huấn Cao là: ………... ……….

1/ Các đặc điểm được nêu khái quát đầy đủ hình tượng nhân vật Huấn Cao và có giá trị trong việc giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài. 2/ Có dẫn chứng đầy đủ, chính xác, thuyết phục. 3/ Từ các đặc điểm và dẫn chứng, rút ra được các nhận xét phù hợp và có giá trị giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài. 4/ Tổng hợp các phần phân tích để rút ra được kết luận hợp lí, thuyết phục, giải quyết được vấn đề đặt ra ở đầu bài.

Bước 5: Trình bày và đánh giá tương tự các hoạt động trên nhưng thực hiện theo nhóm. GV có thể thiết kế thêm phiếu đánh giá với các tiêu chí chung như mẫu sau trong trường hợp mỗi nhóm tìm ý về một phương diện khác nhau của tác phẩm.

Bảng 2.4 Phiếu đánh giá sản phẩm của hoạt động tìm ý

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌM Ý

Nhóm: Lớp:

Nhóm

Tiêu chí Nhóm …… Nhóm ……… Nhóm ……

1)Các lí lẽ được nêu ra đầy đủ, phù hợp với luận điểm.

2)Các lí lẽ được phân tích, đánh giá hợp lí, làm sáng tỏ luận điểm và thuyết phục người đọc.

3)Sử dụng dẫn chứng lấy từ tác phẩm văn học, phù hợp với luận điểm và củng cố cho luận điểm 4)Rút ra được kết luận phù hợp với

vấn đề cần giải quyết, có logic với hệ thống luận điểm, luận cứ, thuyết phục người đọc/ người nghe.

5)Trình bày rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, khoa học.

Nhận xét chung

Cách đánh giá: Kết hợp nhận xét và đánh giá bằng ngôi sao với các mức như sau:

➢ Hài lòng: 2 ngôi sao

➢ Chưa hài lòng: 1 ngôi sao

- Nêu được 1 điểm hài lòng, 1 điểm không hài lòng và 1 đề xuất cho mỗi phần trình bày.

2.2.2.2 Hoạt động viết phân tích một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm

Mục tiêu:

Hoạt động viết phân tích một chi tiết đặc sắc của tác phẩm được tổ chức với mục tiêu như sau:

- HS chọn lựa và phân tích được ý nghĩa và vai trò của chi tiết đối với việc biểu đạt nội dung của truyện ngắn hiện đại.

- HS xây dựng được lập luận thuyết phục dưới dạng viết để trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề.

Nội dung và quy trình tổ chức hoạt động:

Nội dung hoạt động: HS thực hành viết tại lớp một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 5-7 câu) trong thời gian 10 phút, trình bày suy nghĩ của mình về một chi tiết đặc sắc của tác phẩm.

Quy trình tổ chức hoạt động:

Bước 1: Từ các mục tiêu chung của bài học, GV lựa chọn chi tiết đặc sắc, có ảnh hưởng quan trọng đến việc đọc hiểu nội dung và nghệ thuật trọng tâm của tác phẩm làm đề tài hoạt động cho HS. Nội dung yêu cầu HS phân tích cần đơn giản, đúng trọng tâm bài học, dung lượng đoạn từ 5-7 câu.

Bước 2 và 3 tương tự các hoạt động trên.

Bước 4: Tổ chức cho HS viết (theo cá nhân) vào vở, trong khoảng 7-10 phút, tại lớp.

Bước 5: Trình bày và đánh giá theo cá nhân tương tự các hoạt động trên.

Ví dụ minh họa:

Tên hoạt động: Viết phân tích một chi tiết đặc sắc của tác phẩm (trong dạy đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân).

Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn (5-7 câu) trong thời gian 10 phút, trình bày suy nghĩ về chi tiết sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối ở cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đề bài trên cũng có thể áp dụng cho một số chi tiết khác như: Chi tiết đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam, chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao,…

Quy trình tổ chức:

Bước 1: Từ mục tiêu chung của bài học, GV lựa chọn chi tiết sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối ở cảnh cho chữ làm đề tài viết đoạn văn vì đây là một chi tiết đặc sắc có vai trò làm nổi bật quan điểm thẩm mĩ và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm.

Bước 2, 3, 4, 5: Tương tự các hoạt động trên nhưng tổ chức cho HS viết (theo cá nhân) vào vở, trong khoảng 7-10 phút, tại lớp.

2.2.3Giai đoạn luyện tập và vận dụng kiến thức mới

2.2.3.1 Hoạt động viết củng cố kiến thức sau khi đọc hiểu

Mục tiêu:

Hoạt động viết củng cố kiến thức sau khi đọc hiểu được tổ chức với mục tiêu như sau:

- HS củng cố toàn bộ kiến thức tiếp thu được trong quá trình đọc hiểu và định hình kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.

- HS có phản xạ tổng hợp và hệ thống lại kiến thức vừa học để viết một VBNL phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.

Nội dung và quy trình tổ chức hoạt động:

Nội dung hoạt động: HS thực hành viết cá nhân một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) phân tích một nội dung đã được học trong quá trình đọc hiểu tác phẩm trong thời gian khoảng 10 phút. Khác với các hoạt động viết trong giai đoạn hình thành kiến thức mới, nội dung của hoạt động viết củng cố là những nội dung đã được phân tích và điều

chỉnh từ các ý tưởng ban đầu của HS với sự hướng dẫn của GV nên yêu cầu về tính hợp lí, thuyết phục và sâu sắc của bài viết cao hơn so với giai đoạn trước.

Quy trình tổ chức hoạt động:

Bước 1: Từ các mục tiêu chung của toàn bài, GV lựa chọn một nội dung trọng tâm cần củng cố làm đề tài viết đoạn văn. Nội dung yêu cầu HS bàn luận cần đúng trọng tâm bài học, dung lượng đoạn khoảng 150 từ.

Bước 2 và 3 tương tự các hoạt động trên. Hoạt động này sẽ được đánh giá bằng các công cụ đánh giá như rubric hoặc checklist tùy vào từng điều kiện cụ thể.

Bước 4: Tổ chức cho HS viết (theo cá nhân) vào vở, trong khoảng 10-15 phút, tại lớp.

Bước 5: Trình bày và đánh giá tương tự các hoạt động trên.

Ví dụ minh họa:

Tên hoạt động: Viết củng cố (trong dạy đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam).

Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ về ước mơ của những kiếp người cơ cực, tăm tối ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam trong thời gian 10 phút.

Quy trình tổ chức:

Bước 1: Sau khi hoàn thành giai đoạn hình thành kiến thức mới, GV có thể lựa chọn ước mơ của những kiếp người cơ cực, tăm tối ở phố huyện nghèo là đề tài cho hoạt động viết củng cố vì đây là một trong những nội dung trọng tâm và liên quan đến nghệ thuật xây dựng chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam.

Bước 2 và 3 tương tự các hoạt động trên, có thể tham khảo mẫu checklist sau:

Bảng 2.5 Checklist đánh giá đoạn văn viết củng cố

Mức độ Tiêu chí

Tốt Khá Trung bình

Yếu

Luôn có ý thức hướng đến người đọc để tranh luận, thuyết phục: lựa chọn được ngôn ngữ chính xác và sử

dụng những cách diễn đạt thuyết phục để dẫn dắt người đọc hiểu được những quan điểm của mình. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, mục đích viết bài, giới thiệu quan điểm và trải nghiệm của bản thân về vấn đề nghị luận rõ ràng, hấp dẫn, thu hút.

Bài viết có bố cục đầy đủ ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn; hình thức diễn đạt hiệu quả, các luận điểm, luận cứ và quan điểm phản bác được sắp xếp

khéo léo.

Luận điểm hợp lí, bao quát, sâu sắc, thể hiện ý kiến cá nhân về vấn đề nghị luận một cách sáng tạo, thuyết phục, được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Tất cả luận điểm đều được chứng minh bằng các luận cứ thích hợp.

Vận dụng kiến thức đọc hiểu tác phẩm chính xác, khéo léo để đưa ra lí lẽ phân tích hợp lí, thuyết phục, sâu sắctất cả lí lẽ đều được củng cố bằng dẫn chứng.

Dẫn chứng hợp lí, xác thựcphong phú, tiêu biểu, được nêu và phân tích thấu đáo, củng cố vững chắc cho lí lẽ. Tất cả dẫn chứng từ tác phẩm đều được trích nguyên văn.

Sử dụng phương pháp và thao tác lập luận hợp lí, phối hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả các phương pháp và thao tác lập luận. Ngôn ngữ lập luận đa dạng, chặt chẽ, thuyết phục.

Bài viết rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc, giọng điệu phù hợp, thuyết phục, lôi cuốn. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, hầu như không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

Nhận xét/ Tự nhận xét

Điều đã làm được Điều cần cải thiện

Bước 4: HS viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) về chủ đề, theo cá nhân trong thời gian 15 phút, tại lớp.

Bước 5: Trình bày và đánh giá tương tự các hoạt động trên.

2.2.3.2 Hoạt động viết liên hệ, mở rộng

Mục tiêu:

Hoạt động viết liên hệ, mở rộng được tổ chức với mục tiêu như sau:

- HS vận dụng kinh nghiệm vừa được học để tương tác, tham gia vào các hoạt động kiến tạo nghĩa cho VB, hoàn thiện quá trình TNVB truyện ngắn hiện đại.

- HS có kĩ năng liên tưởng (giữa văn học và đời sống hoặc giữa văn học và văn học) để viết một VBNL bàn về một vấn đề mở rộng được gợi ra trong tác phẩm vừa học hoặc trong một ngữ liệu mới tương tự.

- HS nhận thức được ý nghĩa của việc học bằng cách đưa bài học rút ra từ VB vào thực tế đời sống cá nhân.

Nội dung và quy trình tổ chức hoạt động:

Nội dung hoạt động: HS viết một bài văn nghị luận (có độ dài tùy ý) để phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học có liên quan đến tác phẩm vừa học hoặc các ngữ liệu khác tương tự, tại nhà.

Quy trình tổ chức hoạt động:

Bước 1: Từ các mục tiêu tích hợp chung của toàn bài, GV có thể gợi ý một hoặc một vài vấn đề xã hội hoặc văn học có liên quan đến tác phẩm để HS lựa chọn làm đề tài viết liên hệ, mở rộng. Nội dung đề tài cần đúng trọng tâm bài học, không giới hạn dung lượng bài viết. Có hai dạng bài tập có thể được ứng dụng trong hoạt động này:

Thứ nhất là dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi lên trong tác phẩm, so sánh cách thể hiện vấn đề trong tác phẩm với thực tiễn cuộc sống, qua đó giúp HS hình thành mối liên hệ giữa văn học và đời sống, bày tỏ thế giới quan của bản thân, bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết và hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

Thứ hai là dạng đề nghị luận về một vấn đề văn học liên quan đến tác phẩm vừa học trong một tác phẩm khác, giúp HS hình thành năng lực đọc độc lập để giải quyết các vấn đề học tập khi được yêu cầu tự đọc các VB tương tự khác, phù hợp với phương thức kiểm tra đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bước 2 và 3 tương tự hoạt động viết củng cố.

Bước 4: Hoạt động có thể được tổ chức theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1, HS thảo luận và lập dàn ý theo nhóm trên lớp nếu vấn đề phức tạp và thời lượng tiết học cho phép. Giai đoạn 2 cũng là giai đoạn chính, HS làm việc cá nhân tại nhà, giúp HS có thời gian suy nghĩ, nghiên cứu thêm ngữ liệu và đảm bảo hình thành và phát triển năng lực cho từng HS, mang lại hiệu quả cho hoạt động.

Bước 5: Sau khi hoàn thành, HS nộp lại bài viết cùng với bảng yêu cầu cần đạt đã được tự đánh giá theo thời hạn mà GV quy định. Bài viết sẽ được lưu vào hồ sơ đọc của từng cá nhân.

Ví dụ minh họa:

Tên hoạt động: Viết liên hệ, mở rộng (trong dạy đọc hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân).

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận về một trong các vấn đề sau:

(1)Từ quan niệm về “thiên lương” trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về cách giữ gìn thiên lương trong thời đại ngày nay

(2)Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong một truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân mà em biết.

(3)Phân tích một truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân mà em biết và liên hệ, so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động tích hợp rèn luyện viết văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trong quá trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại​ (Trang 72 - 161)