Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 21_lekimngan (Trang 31 - 34)

1.3. Tổng quan phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

1.3.2. Kinh tế xã hội

Từ khi lập làng, trải qua gần năm thế kỷ, nhân dân Mai Dịch vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính. Đầu thế kỷ XX dân làng Sở từ phủ Hoài Đức đến đây khai hoang lập nghiệp với hai bàn tay trắng và sức lao

động cần cù bằng công cụ thô sơ để khai phá ruộng hoang ở các vùng xung quanh. Dần dần, vì nhu cầu cuộc sống, một số người đi làm ăn sinh sống ở nơi xa vài chục cây số cũng không quản ngại. Tuy ruộng nhiều nhưng điều kiện sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, phần lớn là ruộng cấy chỉ cấy được vụ mùa hoặc có nơi trũng chỉ cấy vụ chiêm. Sau khi đê sông Hồng bị vỡ ở Liên Mạc năm 1915, nước sông đưa phù sa vào phủ một lớp dày khiến ruộng đồng màu mỡ hơn. Ngoài vụ mùa còn trồng ngô, rau, đậu… Cấy ruộng thâm canh phải nộp thóc canh đồng cho tuần đinh làng sở tại nên thu hoạch được ít.

Làng Mai Dịch tính đến năm 1926 có 450 mẫu (Bắc Bộ) canh tác, dân số có 1.034 người. Bình quân mỗi người hơn 4 sào ruộng. Ruộng công ở đây ít, chỉ có hơn 100 mẫu; ruộng lính 18 mẫu, ruộng lão 5 mẫu, ruộng tư văn 3 mẫu. Ruộng của các giáp phân chia không đêu: giáp Vượng ít mộng, có 10 mẫu, giáp Đông nhiều mộng hơn cả. Đất đai trong làng phần lớn là mộng tư. Trong làng có 6 gia đình nhiều mộng, mỗi nhà gần 20 mẫu, người ngoài xã như Ký Điền trên 10 mẫu, nhà buôn ở phố Hàng Thiếc trên 10 mẫu, Hoàng Gia Luận trên 10 mẫu, quan huyện Thiều (người Ngọc Hà) 15 mẫu. số đông nông dân không đủ mộng, không có mộng, phải lĩnh canh nộp tô cho địa chủ người lảng hoặc địa chủ kiêm quan lại, công thương ở Hà Nội.

Từ ngày mới thành lập phường Mai Dịch, Đảng ủy và các cấp chính quyền đã nhận thấy là vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để phát triển. Sau 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo các cấp đã tập trung chỉ đạo đơn vị chức năng thúc đẩy mọi hoạt động để đời sống vật chất của người dân được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn còn khó khăn, thách thức nhất định. Đó là tình hình quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tiến trình hội nhập khu vực tự do mậu dịch Đông Nam Á (AFTA)...Trong bối cảnh đó, với tinh thần

quyết tâm cao, đoàn kết khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của cả hệ thống chính trị. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm vượt lên mọi khó khăn thực hiện toàn diện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ V. Đảng uỷ tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển. Đưa toàn bộ các hộ kinh doanh ổn định vào diện quản lý. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do vậy tình hình kinh tế phát triển mạnh và khá toàn diện.

Năm 2006, diện tích đất nông nghiệp còn 43ha, phường chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật để trồng các loại cây cảnh, cây ăn quả, rau, hoa ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Nâng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 67,5 triệu đồng/ha. Đến cuối năm 2010, do quá trình đô thị hoá nhanh, diện tích sàn xụât nông nghiệp liên tục giảm còn 32ha, trong đó còn 29ha đất trồng cây hoa quả, rau mùa; 3 ha đất để hoang hoá. Đất sản xuất đan xen với các dự án đang xây dựng, hệ thống tưới tiêu không thuận lợi, do vậy giá trị sản xuất chỉ đạt 48 triệu đồng/ha.

Thu ngân sách hàng năm đạt kết quả cao, đảm bảo chỉ tiêu tăng từ 10 - 15%, tuy nhiên một số năm công tác thu thuế còn chưa đảm bảo chỉ tiêu được giao. Năm 2006 đạt 320% kế hoạch, năm 2007, 2008 công tác thu thuế chưa đạt kế hoạch giao. Đến năm 2009 công tác thu thuế đạt 120% kế hoạch giao, về thu ngân sách: Năm 2006 đạt 240% kế hoạch giao, đến năm 2009 đạt 145% kế hoạch giao. Đảng bộ phường tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức hỗ trợ việc làm như; cho vay vốn, giới thiệu việc làm cho các cơ quan đơn vị, tạo điều kiện về địa điểm kinh doanh cho một số hộ dân. Trong nhiệm kỳ phường đã giải quyết việc làm cho 2.856 lao động. Công tác hỗ trợ giảm hộ nghèo được quan tâm như hỗ trợ vốn, trợ cấp khó khản,

miễn giảm học phí, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho con em hộ nghèo đang đi học, toàn phường đã giảm được 31 hộ nghèo [51].

Một phần của tài liệu 21_lekimngan (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w