PHẦN ECOP D:

Một phần của tài liệu Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) đối với Cung cấp Nước cho Khu vực Nông thôn tại Tỉnh AN GIANG (Trang 28 - 32)

Hướng dẫn Bảo vệ môi trường nguồn nước ngầm

Phần này sẽ được sử dụng kết hợp với các điều khoản quy định tại Phần A và Phần B. Phần này sẽ được áp dụng cho tất cả các hoạt động thi công hệ thống cung cấp nước mới. Việc lập kế hoạch quản lý môi trường xây dựng (SEMP) sẽ tuân theo quy định trong Phần A. Các tham vấn cuối với các chính quyền địa phương và người dân sở tại sẽ là cần thiết trong cả giai đoạn thi công. Đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của chính phủ. Chi phí thực hiện các biện pháp đó sẽ một phần của chi phí xây dựng

1. Vì nước ngầm được sử dụng như là nguồn cung cấp nước nên cần phải đánh giá sao cho đảm bảo mức độ an toàn chất lượng nước. Dưới đây là một số hướng dẫn môi trường trong việc lựa chọn địa điểm thích hợp. Chất lượng nước nên được tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WHO và/ hoặc tiêu chuẩn quốc gia.

(a)Những ảnh hưởng môi trường và biện pháp giảm thiểu áp dụng cho các giếng khoan

Hoạt động Ảnh hưởng tiềm ẩn Những biện pháp giảm thiểu có thể áp dụng

Lựa chọn địa điểm Mất đất, đất bị xuống cấp, độc hại và

những ảnh hưởng về thẩm mỹ Tham vấn cộng đồng, tái định vị đất, xây dựng cảnh quan (trồng cây/ hoa màu) Khoan Sự nhiễu loạn của các dòng chảy,

quần thể động vật dưới nước, phá vỡ cấu trúc xã hội do những người công nhân xây dựng và phát sinh các căn bệnh (STD) Thi công mạo hiểm

Tái trồng trọt thảm thực vật, thành lập các khu định cư cho công nhân bên ngoài thôn để giảm thiểu các tương tác xã hội Xây lắp trạm bơm Ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do

dầu, v..v...

Chỉ thuê dùng thợ khoan có kinh nghiệm, thực hiện các quy trình an toàn chuẩn mực

Vận hành Hồ chứa có thể là những khu vực tái sinh cho các căn bệnh do côn trùng/ nước (muỗi, sâu); nước có thể bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ; Tràn hoặc rò rỉ nước; giảm chất lượng nước do những vẫn đề về phân hủy; bơm quá nhiều nước ngầm làm cho làm thấp mặt nước ngầm; sự phá vỡ thủy văn hạ lưu

Tổ chức chương trình vệ sinh và sức khỏe; đảm bảo điều khoản quản lý vận hành thích hợp và bảo trì các thiết bị cơ sở (gồm đào tạo cả nhân viên và cộng đồng)

(b)Yêu cầu về không gian cho những giếng sâu (> 30m)

Tỷ lệ rút (l/s) Khoảng cách tối thiểu giữa các giếng (m)

2-10 200

trên 10 –20 400

Trên 20 – 40 600

trên 40- 1,000 1000

(c)Những hướng dẫn về thu hồi đất tối thiểu cho việc bảo vệ nguồn nước

thiểu bên ngoài các khu dân cư

tối thiểu bên trong các khu dân cư

Giếng 20-50 m2 quanh giếng Không thích hợp Cần phải bảo vệ thêm đường phân nước

Giếng sâu 10-20 m2 quanh giếng 30 -50 m2 quanh giếng

Nên có những niện pháp bảo vệ bổ sung cho khu vực tích trữ nước (xem mục 0)

Cửa lấy nước mặt

Quy mô cửa lấy nước và nhà máy xử lý

Quy mô cửa lấy nước và nhà máy xử lý

Cần phải giám sát toàn diện chất lượng nước thượng lưu để có thể kiểm soát nguồn ô nhiễm Khử bùn 1,000-2000 m2 Not acceptable

(d)Ví dụ về những hướng dẫn cho các khu vực bảo vệ nước ngầm Khu vực tiếp nhận

trực tiếp

Khu vực bảo vệ Khu vực tích nước

còn lại Thời gian trì hoãn hoặc khoảng cách đến vùng giếng 60 ngày và trên 30m 10 và 25 năm hoặc 2 km Các biện pháp bảo vệ Phòng tránh vi khuẩn gây bênh và vi rút, các nguồn ô nhiễm hóa chất

Phòng tránh các hóa chất phân hủy mạnh. Những nguyên tắc và hoạt động trên đất và bảo vệ nước ngầm

Những nguyên tắc và hoạt động trên đất và bảo vệ nước ngầm

Các hoạt động

cho phép Chỉ những hoạt động liên quan đến việc cấp nước

Không được phép:

• Vận chuyển và lưu trữ hàng nguy hiểm; công nghiệp; bãi đổ rác; xây dựng

• Các hoạt động quân đội, thâm canh và chăn nuôi gia súc; mỏ cát thạch anh hoặc đá vôi; nước thải

Phần ECOP E:

Quản lý các hợp đồng có quy mô rất nhỏ

Phần này có thể được áp dụng đối với các công trình nhỏ như xây dựng cầu dành cho người đi bộ và những loại cầu khác (xx) và nâng cấp hệ thống cấp nước. Lập kế hoạch quản lý môi trường. Việc lập kế hoạch quản lý môi trường xây dựng (SEMP) sẽ không cần thiết, tuy nhiên, phải có sự tham vấn với các chính quyền địa phương và người dân sở tại trong cả giai đoạn thi công. Chi phí thực hiện các biện pháp đó sẽ một phần của chi phí xây dựng

1. nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng trong quá trình thi công, nhà thầu phải tuân theo những điều Cấm sau: Quy trình “Tìm kiếm cơ may” và Thực hành vệ sinh và môi trường tốt

E1. Cấm

2. Các hoạt động sau đặc biệt sẽ bị nghiêm cấm:

- Cắt cây vì bất kỳ lý do gì bên ngoài khu vực xây dựng đã được phê duyệt hoặc săn bắn trộm; câu cá có sử dụng mìn hoặc hóa chất;

- Tràn các chất ô nhiễm như các sản phẩm dầu mỏ; đốt rác thải và/ hoặc cây cối sau khi phát quang bên ngoài khu vực dự án; phân hủy bừa bãi rác thải hoặc chất thải xây dựng hoặc cao su; và

- Phá hỏng cấu trúc có giá trị lịch sử và kiến trúc; sử dụng súng (trừ trường hợp bảo vệ an ninh đã được cho phép); công nhân uống rượu trong giờ làm; lái xe không an toàn trên đường địa phương; gây phiền toái và làm náo động trong hoặc gần các cộng đồng

E2. Quy trình “Tìm kiếm cơ may”

3. Trường hợp nhà thầu phát hiện ra các khu vực khảo cổ, di tích lịch sử, di khảo, kể cả nghĩa địa và/ hoặc mộ cá nhân trong quá trình đào xới hoặc xây dựng, Nhà thầu phải thực hiện các bước sau:

- Ngừng các hoạt động xây dựng trong khu vực tìm kiếm cơ may; - Mô tả khu vực/ địa điểm đã phát hiện ra;

- Bảo đảm rằng khu vực đó không bị phá hủy hoặc mất các đồ vật dễ tháo ra. Trường hợp là những đồ cổ hoặc di khảo có thể tháo ra được, cần phải bố trí người gác đêm trong khi chờ các chính quyền địa phương chuyên trách hoặc Cục quản lý Văn hóa quốc gia. - Thông báo cho Nhân viên môi trường dự án chịu trách nhiệm giám sát và kỹ sư dự án

để thông báo ngay cho các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và Sở Văn hóa tỉnh (trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn)

- Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và Sở Văn hóa tỉnh chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn khu vực này trươc khi có quyết định cuối cùng. Một đánh giá sơ bộ về những vật/ cấu trúc đã tìm thấy sẽ được các nhà khảo cổ học thuộc Cục quản lý Văn hóa quốc gia tiến hành. Tầm quan trọng của những vật/ cấu trúc đó sẽ được đánh giá theo nhiều tiêu chí liên quan đến di tích văn hóa, bao gồm yếu tố thẩm mỹ, lịch sử, khoa học hoặc nghiên cứu, xã hội và kinh tế.

- Các quyết định về cách xử lý các vật/ cấu trúc đã được phát hiện sẽ do các cơ quan có thẩm quyền và Sở văn hóa Tỉnh thực hiện. Quyết định này có thể là những thay đổi trong cách bố trí (chẳng hạn như khi tìm kiếm một di khảo có tầm quan trọng về văn hoá hoặc khảo cổ học không thể tháo ra được), bảo tồn, phục chế, bảo quản, thu hồi; - Cơ quan có liên quan ở địa phương sẽ gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện

quyết định liên quan đến quản lý của các vật/ cấu trúc đã phát hiện; và

- Công tác xây dựng có thể phục hồi chỉ sau khi được cho phép từ chính quyền địa phương chịu trách nhiệm hoặc Sở Văn hóa tỉnh liên quan đến bảo vệ di sản.

E3 Thực hành vệ sinh và môi trường tốt

4. Mục đích của phần thực hành này là nhằm giảm thiết những tác động tiêu cực tiềm ẩn trong quá trình xây dựng các công trình dân sự nhỏ đã được lưu ý để giải quyết những vấn đề liên quan đến an toàn con người và môi trường đồng thời giảm thiểu những sự xáo trộn của cư dân địa phương. Nhà thầu sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các bước thực hành sau khi liên quan đến các hoạt động và địa điểm công trình

THỰC HIỆN:

- Giờ làm việc hạn chế vào ban ngày, đặc biệt ở những khu vực dân cư, và kiểm soát tốc độ lái xe;

- Hạn chế việc đào đất và xử lý đất đào thích hợp

- Hạn chế mở thêm các mỏ lộ thiên và đảm bảo đóng mỏ hợp lệ

- Giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, phát thải tiếng ồn và bụi

- Bảo trì thích hợp các thiết bị và phương tiện xây dựng

- Lắp đặt các biển báo an toàn (ngày và đêm) và thông báo tỉ mỉ cho cư dân địa phương

- Tránh để tràn dầu đã được sử dụng hoặc các hóa chất độc hại, kể cả phương tiện vận tải và lưu trữ an toàn

- Áp dụng biện pháp vệ sinh tốt trong khu vực thi công và/ hoặc lưu trữ để đảm bảo an toàn cho công nhân và con người (thu gom và hủy bỏ mảnh vụ để duy trì một khu vực thi công an toàn và sạch sẽ); lập kế hoạch và thực hiện biện pháp xử lý thích hợp các mảnh vỡ, rác thải, vật liệu thải; Duy trì khu vực thi công và toàn bộ các thiết bị sạch sẽ ngăn nắp; Phân biệt khu vực dành cho vật liệu thải và lắp đặt các 31

công-ten-nơ; không để vật liệu, đồ đạc hoặc vật cản trở tại các cầu thang, lối đi, thang; bảo đảm nới lỏng hoặc vặn chặt thiết bị trên mái hoặc cửa mở; Để vật liệu cách các khe hở, cạnh mái, hố đào hoặc rãnh ít nhất 2m (5ft); tháo hoặc bẻ cong đinh nhô ra từ các tấm gỗ; không đặt ống mềm, dây điện, dây điện hàn,... trên lối đi có mật độ giao thông lớn hoặc trong khu vực; đảm bảo các khe hở cấu trúc được che đật/ bảo vệ cẩn thận; lắp đặt các bình cứu hỏa thích hợp cho các vật liệu trên công trường. Giữ vệ sinh trạm cứu hỏa và có thể tiếp cận dễ dàng,..

- Đảm bảo công nhân có thể sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh và thực hiện biện pháp chống muỗi.

- Tránh xung đột văn hóa/ xã hội giữa công nhân với cư dân sở tại.

KHÔNG:

- Không được phép vứt rác bừa bãi tại bất kỳ chỗ nào trong khu vực dự án và/ hoặc không cho động vật (chó, mèo, lơn,...) vào khu vực dự án. Sử dụng các công- ten-nơ thích hợp

- Không ném dụng cụ hay vật liệu khác

- Không nâng hoặc hạ thấp dụng cụ hay thiết bị bằng cáp riêng hoặc khe nguồn của công cụ hoặc thiết bị đó

- Sử dụng dây nối đất được trang bị kẹp trên các công-ten-nơ để phòng ngừa tích điện tĩnh

- Công nhân không được phép săn động vật trong khu vực dự án

Một phần của tài liệu Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP) đối với Cung cấp Nước cho Khu vực Nông thôn tại Tỉnh AN GIANG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w