trường đó, họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của luật chống độc quyền. Khi đó, người đó có nghĩa vụ phải cấp phép li-xăng các quyền SHTT này, hoặc biện pháp cấp phép li-xăng bắt buộc có thể được áp dụng để khắc phục vi phạm pháp luật nói trên.
Tại Anh quốc và một số các quốc gia khác theo luật Anh (common law), việc từ chối giao dịch có thể dẫn tới việc biện pháp cấp phép li-xăng bắt buộc được áp dụng khi bên giữ bằng sáng chế không cung cấp cho thị trường xuất khẩu, khi việc thực hiện một phát minh được cấp bằng sáng chế nào có đóng góp quan trọng bị ngăn chặn hay cản trở, hay khi việc đưa ra và phát triển các hoạt động công nghiệp hay thương mại trong nước bị tổn hại một cách không công bằng.[3] Tương tự, ở Nam Phi, việc cấp phép li-xăng bắt buộc có thể được ấn định trong trường hợp bên giữ bằng sáng chế từ chối cấp phép dựa trên những điều khoản hợp lý, khi các ngành thương mại, công nghiệp hay nông nghiệp hay việc tạo lập một ngành thương mại hay công nghiệp mới trong nước bị ngăn trở, và khi việc cấp phép đó là vì lợi ích công cộng.[4]
Liên quan đến các hành vi phản cạnh tranh, Luật Cạnh tranh Ca-na-đa trao quyền cho Tòa án Liên bang xóa bỏ thương hiệu, cấp phép li-xăng các sáng chế (bao gồm việc đặt ra tất cả các điều khoản và điều kiện), hủy bỏ giấy phép đang có hiệu lực và hạn chế hay vô hiệu hóa bằng sáng chế thông thường hay quyền thương hiệu khi thương hiệu hay bằng sáng chế đó được sử dụng để tác động tiêu cực đến kinh doanh hay thương mại hay
ngăn cản hay làm suy giảm cạnh tranh một cách đáng kể.[5]
Sự tồn tại của các hành vi phản cạnh tranh cũng được coi là cơ sở để thực hiện cấp phép li-xăng bắt buộc trong luật của các quốc gia Chi-lê,[6]
Ác-hen-ti-na,[7]và các quốc gia Cộng đồng Anh-điêng,[8]cũng như một số quốc gia khác. Luật về sáng chế của các quốc gia này thường bao gồm luôn các điều khoản liên quan đến các hành vi phản cạnh tranh, một lựa chọn có thể coi là thực tế hơn và thẳng thắn hơn trong trường hợp các quốc gia này không có LCT hay LCT còn yếu. Tuy nhiên, gần đầy không có trường hợp thực tiễn nào về việc áp dụng những điều khoản này. Tại Nam Phi, việc cấp phép li-xăng bắt buộc có thể được thực hiện nếu nhập khẩu có thể đáp ứng được nhu cầu đối với một sản phẩm được bảo hộ và mức giá do người được cấp bằng sáng chế đưa ra là “cao quá mức so với mức giá được tính trước đó tại các quốc gia sản xuất hàng hóa được bằng sáng chế bảo hộ, theo giấy phép của người giữ bằng sáng chế hay dưới danh nghĩa người thừa kế hay người tiền nhiệm của người đó”. [9]