Sản phẩm của phản ứng giữa ABN với acetophenone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất của atranorin (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3 Sản phẩm của phản ứng giữa ABN với acetophenone

3.3.1 Khảo sát phản ứng giữa ABN với acetophenone với xúc tác EDDA

Với chất nền là ABN, chúng tôi tiến hành khảo sát phản ứng giữa ABN với

acetophenone với xúc tác EDDA (được pha trong dung môi DMF) thu được kết quả như sau:

Hình 3.4. TLC khảo sát phản ứng của ABN và acetophenone với xúc tác EDDA. 1,2: Vệt UV của sản phẩm phản ứng giữa ABN với acetophenone với xúc tác EDDA. 3: Vệt UV của sản phẩm phản ứng giữa ABN với acetophenone với xúc tác KOH. 4: Vệt UV của ABN.

Phản ứng tạo thành sản phẩm mong muốn với hiệu suất rất thấp, với thời gian khảo sát phản ứng từ 2 giờ đến 4 giờ. Như vậy, đối với chất nền ABN, xúc tác EDDA cho hiệu quả kém. Vì vậy, chúng tôi thay đổi xúc tác KOH cho việc khảo sát các phản ứng tiếp theo.

3.3.2 Khảo sát phản ứng giữa ABN với acetophenone với xúc tác KOH

Tiến hành khảo sát phản ứng giữa ABN với acetophenone với xúc tác KOH, sau khi sắc kí lớp mỏng (TLC) thu được kết quả như sau:

Hình 3.5. TLC khảo sát phản ứng của ABN và acetophenone với xúc tác KOH. 1: Vệt UV của ABN, 2, 4: Vệt UV của sản phẩm phản ứng giữa ABN với acetophenone ở 50 oC, 3: Vệt UV của sản phẩm phản ứng giữa ABN với acetophenone ở nhiệt độ phòng.

Khi thay đổi xúc tác thành KOH, sự tạo thành các sản phẩm mong muốn với hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, phản ứng chủ yếu tạo thành các sản phẩm thủy phân ABN.T0 và ABN.T2. Trong khi đó, ở nhiệt độ phòng, sự xuất hiện của sản phẩm

mong muốn ABN.A và ABN.B ngày càng tăng.

Các hợp chất ABN.A, ABN.B, ABN.T0, ABN.T2 được cô lập sau khi thực hiện phản ứng giữa ABN và acetophenone.

3.3.3 Cơ chế phản ứng

Khi các nhóm –OH phenol của atranorin được bảo vệ (ABN) làm cho nhóm 3-CHO của atranorin trở nên hoạt động hơn do có khả năng xoay tự do và không bị kiềm nối bởi liên kết hydrogen nội phân tử của nhóm –OH phenol. Sự tạo thành ABN.A và ABN.B đã xảy ra như sau: Trong môi trường base, acetophenone tạo thành một enolate. Enolate này đóng vai trò nuleophile, tấn công vào C-carbonyl sau đó tạo thành 𝛽-hydroxylketone. Cuối cùng, trong môi trường base, một phân tử H2O bị tách loại tạo thành sản phẩm enone liên hợp ABN.A và ABN.B tương ứng với đồng phân transcis.[25](Sơ đồ 3.3)

ABN.T1 ABN.A ABN.B ABN.T2 ABN.T0 1 2 3 4

Sơ đồ 3.3. Cơ chế phản ứng aldol hóa giữa ABN với acetophenone

Trong môi trường base, kết hợp với gia nhiệt nhẹ ở 50 oC có sự cạnh tranh của phản ứng thủy phân tại liên kết ester phenol tạo thành sản phẩm ABN.T1 và ABN.T2 (Sơ đồ

3.4).

Dưới điều kiện phản ứng, một phần sản phẩm thủy phân ABN.T1 tiếp tục phản ứng với acetophenone cho sản phẩm ABN.T0 (Sơ đồ 3.5).

3.3.4 Biện luận cấu trúc sản phẩm ABN.A và ABN.B

So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR của ABN.AB với ABN cho thấy có sự tương đồng,

đồng thời sự xuất hiện các tín hiệu proton mới của nhân benzene C của acetophenone chứng tỏ phản ứng đã xảy ra. Phân tích sự chẻ mũi tại các tín hiệu 8.22 (1H, d, J=16.0 Hz)

8.07 (1H, d, J = 16.0 Hz), khẳng định nối đôi C=C của sản phẩm chalcone phải có cấu hình trans.

Phân tích phổ 1H-NMR của ABN.AB cho thấy các tín hiệu xuất hiện thành từng cặp, trong đó hai tín hiệu 8.22 (1H, d, J = 16.0 Hz) và 8.07 (1H, d, J = 16.0 Hz) tương ứng cho đồng phân trans-chalcone, hai tín hiệu  7.12 (1H, d, J = 12.0 Hz), 7.04 (1H, d, J

= 12.0 Hz) tương ứng cho đồng phân cis-chalcone. Vì vậy, ABN.AB là hỗn hợp của hai đồng phân trans (ABN.A) và cis (ABN.B) với tỉ lệ 1:1.

Sơ đồ 3.4. Cơ chế phản ứng thủy phân ABN trong môi trường kiềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất của atranorin (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)