3. Nội dung nghiên cứu
1.3.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới. Phía Đông và Nam đều giáp biển, có nhiều vịnh, cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng… tạo nên khu hệ động vật phong phú về thành phần loài. Nhóm Thân mềm có nhiều loài đem lại lợi ích kinh tế cao. Các công trình nghiên cứu về nhóm động vật này đã đƣợc bắt đầu khá sớm ở nƣớc ta và nó thƣờng gắn với việc nghiên cứu động vật đáy và vùng triều. So với các Động vật Không xƣơng sống khác, trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam trong thời kì trƣớc năm 1945 đã đƣợc nghiên cứu nhiều hơn cả. Trƣớc năm 1954 các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết do ngƣời nƣớc ngoài tiến hành. Những công trình điều tra nghiên cứu phân loại học trai ốc biển đầu tiên là của tác giả Martynet Chemnite (1784), Ficher (1891) và sau đó là Serne (1937). Năm 1937, Viện Hải Dƣơng học Nha Trang đƣợc thành lập đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các nhóm động vật vùng biển Đông, trong đó có nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ. Đặc biệt là công trình tổng quan của Dawydoff (1952) về sinh vật đáy biển Đông Dƣơng và của Saurin (1960 – 1962) về trai ốc vùng Quần đảo Hoàng Sa [22].
Từ năm 1946 đến 1969, Tổng cục Thủy sản tổ chức các cuộc điều tra nguồn lợi đặc sản vùng triều từ Móng Cái đến Quảng Bình trong đó có nhiều loại Thân mềm Hai mảnh vỏ. Để hoàn thiện việc điều tra vịnh Bắc Bộ, Viện nghiên cứu động vật Thân mềm ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng và thu thập 140 loài trai ốc biển. Sau giai đoạn năm 1954, Viện nghiên cứu Hải Phòng đƣợc thành lập. Từ đó cho đến nay hệ động vật đáy vịnh Bắc Bộ trong đó Thân mềm Hai mảnh vỏ và Chân bụng đã đƣợc chú ý nghiên cứu nhiều bởi những tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đặc biệt trong những năm 1959, 1960 và 1962, đoàn nghiên cứu biển Việt – Trung tiến hành điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ và đƣa ra danh sách loài của nhiều nhóm, trong đó có 143 loài trai biển và nhiều loài ốc biển. Năm 1971 đến 1972, Viện nghiên cứu Hải Phòng tiếp tục điều tra động vật đáy vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng có độ sâu từ 5 đến 30m nƣớc, phát hiện thêm nhiều loài Thân mềm, trong đó có 92 loài Thân mềm Hai mảnh vỏ. Trong thời gian từ 1963 đến 1972 cùng với viện nghiên cứu này và trạm nghiên cứu hải sản còn tiến hành nghiên cứu một số loại trai, ốc biển.
Năm 1978 – 1979, Viện nghiên cứu biển còn nghiên cứu 2 loài Thân mềm Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế ở ven biển Hải Phòng là Tu hài (Lutraria
philippimarum) và Vẹm xanh (Mytiluss maragdinus). Sau những năm này, các nghiên cứu về Thân mềm Hai mảnh vỏ có tính chất nghiên cứu lẻ tẻ về từng vùng, tập trung nhiều vào các loài gây nuôi có giá trị kinh tế, phục vụ cho xuất khẩu sang Trung Quốc. Gần đây nhất năm 1996 khi nghiên cứu động vật đáy trong hệ sinh thái vùng ngập mặn phía Tây vịnh Bắc Bộ.
Năm 1996, Nguyễn Chính nghiên cứu, tổng kết và giới thiệu 88 loài Thân mềm có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, trong đó Bivalvia có 24 loài. Mỗi loài tác giả đều mô tả đặc điểm hình thái, địa lý phân bố và giá trị kinh tế [2].
Năm 2001, Nguyễn Xuân Dục đƣa ra danh mục 352 loài động vật Thân mềm Hai mảnh vỏ thuộc 143 giống, 43 họ, 8 bộ, 3 lớp phụ: Protobranchia, Pteriomorphia, Heterodonta trong "Thành phần loài và phân bố của động vật Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở vịnh Bắc Bộ". Với mỗi loài đều có dẫn liệu về địa điểm, thời gian thu mẫu, độ sâu và chất đáy nơi thu mẫu [4].
Năm 2001, các tác giả Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng đƣa ra dẫn liệu bƣớc đầu về động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, Nam Định. Các tác giả đã thống kê đƣợc 16 loài, 4 họ thuộc phân lớp Pteriomorphia, trong đó Hàu và Ngao là 2 nhóm có trữ lƣợng lớn và phổ biến nhất [9].
Năm 2003, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng tiếp tục nghiên cứu về thân mềm hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái RNM huyện Nghĩa Hƣng tỉnh Nam Định và tiếp tục xác định đƣợc 37 loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc 24 giống, 17 họ, 3 bộ. Trong đó phân lớp Pteriomorphia chiếm 14 loài và 8 giống khác nhau [11].
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhƣợng công bố kết quả nghiên cứu bƣớc đầu về thân mềm hai mảnh vỏ ở hạ lƣu sông Hồng với 51 loài thuộc 29 giống, 14 họ. Trong đó, các tác giả đã phát hiện 14 loài thuộc phân lớp Pteriomorphia. Với số lƣợng loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ mới xác định đƣợc nhƣ trên, có thể thấy sông hồng khá đa dạng về động vật thân mềm hai mảnh vỏ [6].
Năm 2008, Đỗ Văn Nhƣợng và Hoàng Ngọc Khắc thực hiện nghiên cứu về động vật đáy hệ sinh thái RNM ven biển huyện Đầm Hà và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh xác định đƣợc 24 loài, 5 họ và 13 giống thuộc phân lớp Pteriomorphia và miêu tả chi tiết đặc điểm, đặc trƣng phân bố từng loài theo sinh cảnh [7].
Năm 2014, các tác giả Đỗ Văn Nhƣợng, Hoàng Ngọc Khắc và Nguyễn Văn Thƣờng thực hiện báo cáo trình bày nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Hầu hết các loài động vật đáy đã phát hiện ở rừng ngập mặn ven biển Bắc Trung Bộ là những loài phân bố rộng ở ven bờ Tây Thái Bình Dƣơng và rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Các tác giả đã thống kê đƣợc 19 loài và 5 họ thuộc phân lớp Pteriomorphia. Trong số các loài đã phát hiện chỉ có 2 họ Mytilidae và Ostreidae là những họ sống trên mặt bùn, còn lại tất cả các loài khác đều sống vùi trong nền đáy. Trong số các họ Hai mảnh vỏ, nhiều loài nhất là họ Hàu (Ostreidae) có 8 loài (chiếm 19% tổng số loài Hai mảnh vỏ), Mytilidae 6 loài (chiếm 14,2%), 2 họ Mactridae và Corbiculidae mỗi họ có 5 loài (chiếm 11,9%), các họ còn lại chiếm tỉ lệ thấp [12].
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy những nghiên cứu về thân mềm hai mảnh vỏ phân lớp Pteriomorphia ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện tại nhiều nơi, tuy nhiên hệ thống phân loại ngày càng thay đổi và phát triển. Do đó cần tiếp tục mở rộng điều tra thành phần loài, xem xét và cập nhật lại các tƣ liệu đã có về thân mềm hai mảnh vỏ phân lớp Pteriomorphia ở Việt Nam, đẩy mạnh các nghiên cứu mới.
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng khảo sát: Thân mềm hai mảnh vỏ thuộc phân lớp Pteriomorphia - Phạm vi:
+ Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu giới hạn trong khu vực rừng ngập mặn tại 4 xã Đồng Rui, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ ngày 27/5/2018 đến ngày 02/12/2018.
- Thời gian thu mẫu đƣợc thực hiện làm 2 đợt nhƣ sau:
+ Đợt 1: Từ ngày 18/7/2018 đến ngày 20/7/2018: tiến hành thu mẫu tại 2 xã Đồng Rui và Đông Hải.
+ Đợt 2: Từ ngày 10/9/2018 đến ngày 12/9/2018: tiến hành thu mẫu tại 2 xã Hải Lạng và Tiên Lãng.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. hương pháp thu thập s liệu
Thu thập tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội... của huyện Tiên Yên từ UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
+ Điều tra, khảo sát ngƣời dân sống xung quanh khu vực RNM nghiên cứu.
2.2.2. hương pháp nghi n u tài iệu
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Từ các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về lớp thân mềm hai mảnh vỏ. Kế thừa các thông tin về điều kiện tự nhiên xã hội và các công trình đã từng nghiên cứu về lớp thân mềm hai mảnh vỏ nói chung và phân lớp Pteriomorphia nói riêng.
Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn những chuyên gia có những hiểu biết nhất định tại địa điểm nghiên cứu để có thể tìm hiểu, đánh giá khách quan đƣợc về điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trƣờng ở khu vực nghiên cứu, và những
chuyên gia đã từng nghiên cứu về lớp thân mềm hai mảnh vỏ. Tìm hiểu và xin ý kiến những ngƣời đã khảo sát trƣớc, cụ thể:
- Tham khảo về cách thức thu mẫu, địa điểm thu mẫu dƣới sự giúp đỡ và hƣớng dẫn của PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc và các cán bộ thuộc UBND thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Thực hiện thu mẫu đợt 2 và xin ý kiến dƣới sự giúp đỡ và hƣớng dẫn của NCS. Phạm Thanh Bình để tìm hiểu them thông tin về RNM và các loài thân mềm hai mảnh vỏ phân lớp Pteriomorphia tại KVNC.
2.2.3. hương pháp thu mẫu ngoài th a
- Vật dụng, thiết bị:
Dụng cụ và thiết bị phục vụ dùng trong quá trình thu mẫu, định loại và phân tích bao gồm: xẻng nhỏ xúc đất, túi nylon (túi polyethylene) đựng mẫu, máy định vị GPS, túi bấm, thùng xốp, xô nhựa, giấy ghi nhãn, thƣớc dây, máy ảnh, bút, sổ và dụng cụ phân tích mẫu gồm kính lúp, thƣớc palme, panh, hộp nhựa nhỏ có nắp kín để lƣu trữ mẫu. Hóa chất dùng trong nghiên cứu gồm cồn 900
để bảo quản mẫu. - Vị trí lấy mẫu: Theo sơ đồ hình 2.1 và bảng 2.1
a. Phƣơng pháp thu mẫu
- Thu mẫu định lƣợng:
+ Mẫu định lƣợng đƣợc tính trên diện tích 1 m². Tổng số ô định lƣợng là 5 ô ở mỗi sinh cảnh. Các mẫu thu đƣợc đƣợc để trong các lọ nhựa, túi nhựa theo kích thƣớc. Giá trị của mẫu định lƣợng cho biết mật độ, sự phong phú về số lƣợng hoặc sự đa dạng về thành phần loài của KVNC.
+ Sau khi xác định đƣợc vị trí cần thu mẫu, dùng thƣớc dây xác định ô tiêu chuẩn theo diện tích ở trên, thu tất cả các mẫu có trong ô đó. Mẫu thu đƣợc ở mỗi ô vuông cho vào một túi nilon có đề nhãn. Nhãn ghi các thông tin: Địa điểm, thời gian, tọa độ, sinh cảnh, đặc điểm thảm thực vật… hoặc các lƣu ý cần thiết khác. - Thu mẫu định tính: Tiến hành thu mẫu tại các địa điểm khác nhau nhằm mục đích thu thành phần các loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc phân lớp Pteriomorphia.
- Thu lƣợm động vật ở các bãi triều khi thủy triều xuống.
- Mua mẫu tại các chợ, thuyền của ngƣời dân sau khi đi đánh bắt hải sản về. - Ký hiệu các điểm thu mẫu
Bảng 2. 1. Địa điểm, tọa độ các xã lấy mẫu tại KVNC
STT Địa điểm Kí hiệu viết tắt Tọa độ Đặc điểm sinh cảnh 1 Đông Hải ĐH 21°18'48.97"Bắc 107°30'55.03"Đông Rừng tự nhiên, nền đáy, đất cát bùn, phù sa, đá sỏi… 2 Đồng Rui ĐR 21°14'2.14"Bắc 107°23'29.40"Đông Rừng tự nhiên gần cửa sông, đất cát bùn 3 Hải Lạng HL 21°16'20.67"Bắc 107°22'24.56"Đông Rừng trồng, rừng tái sinh, nhiều các giá thể vô sinh 4 Thác Bƣởi TB 21°18'35.57"Bắc 107°26'1.25"Đông Rừng tự nhiên 5 Thôn Thƣợng TT 21°14'36.76"Bắc 107°23'54.06"Đông Rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn 6 Thủy Cơ TC 21°19'5.54"Bắc 107°25'51.69"Đông Rừng trồng, nền đáy bùn, cát 7 Tiên Lãng TL 21°18'57.15"Bắc 107°25'30.45"Đông Rừng trồng, nền đáy bùn, cát 8 Thôn 4 T4 21°14'37.90"Bắc 107°26'10.82"Đông Rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn 2.2.4. Phương pháp xử lý mẫu - Rửa sạch mẫu.
- Luộc mẫu thu đƣợc sau đó tiến hành tách thân mềm ra khỏi vỏ để tiến hành phân tích mẫu.
2.2.5. Phương pháp phân tích mẫu
- Mô tả mẫu theo thứ tự bao gồm:
+ Tên loài: Tài liệu công bố gốc. + Synonym: Tên gọi khác (nếu có).
+ Mẫu vật: Phân tích để định loại.
+ Phân bố: KVNC và khu vực khác ở Việt Nam.
+ Nhận xét: Rút ra một số nhận xét: nơi đã thu đƣợc loài, kích thƣớc các cá thể của loài so với mô tả gốc các cá thể cùng loài thu đƣợc ở các khu vực lân cận…
- Định loại xác định tên loài: Dựa vào hình thái thái vỏ, các đặc điểm kích thƣớc, màu sắc, các đặc điểm khác biệt.
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu mẫu vật thu đƣợc tính toán bằng các công cụ để xác định mật độ cá thể. Các chỉ số đa dạng sinh học của loài thân mềm hai mảnh vỏ gồm:
+ Mật độ (Số cá thể /m2):
Mật độ: V (Số cá thể /m2
) = Σn ΣS
Trong đó:
Σn: Là tổng số cá thể trong các ô nghiên cứu.
ΣS: Là tổng diện tích các ô nghiên cứu.
+ Độ phong phú của loài (P%): Đƣợc tính theo công thức của Kreds (1989)
P% = Σn
ΣS x 100%
+ Độ đa dạng của loài (H’): Đƣợc tính theo chỉ số Shannon – Weiner
H’= ∑
Trong đó, H’ : độ đa dạng của loài
ni: số lƣợng cá thể của loài thứ i N: Tổng số cá thể của tất cả các loài
+Tần số xuất hiện (độ thƣờng gặp): đƣợc tính bằng công thức của Sharma (2003)
C’ = Pp x 100%
Trong đó:
C’: Là tần số xuất hiện (độ thƣờng gặp).
p: Là số lƣợng các địa điểm thu mẫu có loài xuất hiện.
P: Là tổng số các địa điểm thu mẫu khi nghiên cứu.
Đánh giá tần số xuất hiện theo giá trị của C’:
Loài thƣờng gặp C’> 50%,
Loài ít gặp 25% ≤ C’≤ 50%, Loài ngẫu nhiên C’< 25%.
+ Độ gần gũi về thành phần loài:
Để phân tích mối quan hệ về thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ giữa KVNC và khu vực khác, tôi sử dụng chỉ số tƣơng đồng S (Sorensen, 1948). Chỉ số này đƣợc tính theo công thức sau:
S = 2C A+B
Trong đó: S là chỉ số tƣơng đồng; A, B là tổng số loài của hai khu hệ cần so sánh; C là số loài trùng nhau của hai khu hệ.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Danh lục các loài thuộc phân lớp Pteriomorphia trong KVNC.
Thành phần loài Thân mềm hai mảnh vỏ thuộc phân lớp Pteriomorphia ở vùng rừng ngập mặn ven biển ngập triều, qua quá trình thu mẫu và phân loại mẫu sau 2 đợt đã thu đƣợc 96 mẫu, trong đó có 6 mẫu định tính và 90 mẫu định lƣợng. Tổng số thu đƣợc 1839 cá thể. Bƣớc đầu đã phát hiện ở KVNC có 23 loài thuộc 12 giống: Anadara, Estellacar, Crassotrea, Saccostrea, Anomia, Placuna, Brachidontes, Xenostrobus, Perna, Modiolus, Septifer và Isognomon. Đƣợc xếp vào 7 họ; Arcidae, Noetiidae, Ostreidae, Anomiidae, Placunidae, Mytilidae, Isognomonidae và 5 bộ; Arcoida, Mytiloida, Ostreoida, Pectinoida và Pterioida. Cấu trúc thành phần loài thuộc phân lớp Pteriomorphia trong bảng 3.1.
Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài thuộc phân lớp Pteriomorphia tại KVNC
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Số lƣợng cá thể Mẫu Mẫu ĐL ĐT Bộ - ARCOIDA Họ - Arcidae Họ sò
1 Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) Sò quéo 58 + + 2 Anadara granosa (Linnaeus, 1758) Sò huyết 110 + + 3 Anadara subcrenata (Lienschke, 1869) Sò lông 18 + + 4 Anadara nodifera (Martens, 1860) Sò nứa 14 +
Họ - Noetiidae
5 Estellacar olivacea (Reeve, 1844) Sò hình thang 25 + +
Bộ - MYTILOIDA
Họ - Mytilidae Họ vẹm
6 Brachidontes curvatus, Dunker, 1857 Quéo 143 + + 7 Brachidontes emarginatus (Reeve, 1858) Quéo 186 + + 8 Brachidontes senhousei (Benson, 1842) Quéo 66 + + 9 Xenostrobus atrata (Lischke, 1871) Dòm đen 308 + + 10 Perna viridis (Linnaeus, 1758) Vẹm vỏ xanh 51 + + 11 Modiolus philippinarum (Hanley, 1843) Quéo 55 + +
12 Septifer virgatus (Wiegmann, 1837) Quéo 77 + +
Bộ - OSTREOIDA
Họ - Ostreidae Họ Hàu
13 Crassostrea ariakensis (Fujita, 1913) Hàu 125 + + 14 Crassotrea gigas (Thunberg, 1793) Hàu 110 + + 15 Crassotrea rivularis (Gould,1864) Hàu cửa sông 162 + + 16 Saccostrea cucullata (Born, 1778) Hàu lá 50 + + 17 Saccostrea glomerata (Gould, 1850) Hàu tròn 29 + + 18 Saccostrea mordax (Gould, 1850) Hàu 60 + + 19 Saccostrea pestigris (Hanley, 1846) Hàu 20 + +
Bộ - PECTINOIDA
Họ - Anomiidae Họ điệp cánh
20 Anomia aenigmatica (Holten, 1803) Điệp lá 31 + +
21 Anomia cyteum (Gray, 1850) 73 + +
Họ - Placunidae
22 Placuna placenta (Linnaeus, 1758) Điệp giấy 62 + +
Bộ - PTERIOIDA
Họ - Isognomonidae
23 Isognomon ephippium (Linnaeus, 1758) 6 +
Tổng 1839
Ghi hú: ĐL = Đ nh ượng, ĐT: = Đ nh tính.
Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông ven biển có số lƣợng loài, mức