Dự báo khả năng tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu pot (Trang 44 - 47)

I) Dự báo tình hình nhập khẩu của Việt Nam đến 2020

2) Dự báo khả năng tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam đến

Mục tiêu của nước ta là đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến có giá trị cao, giảm tối đa việc xuất các nguyên liệu, sản phẩm thô chưa qua chế biến và chỉ nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất và những mặt hàng trong nước không có điều kiện sản xuất. Dự báo giai đoạn từ 2010 – 2020 nhập khẩu sẽ tăng về khối lượng và giá trị nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và so với GDP. Dự báo này dựa trên cơ sở phân tích sau đây:

- Sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Việt Nam, đó là chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn về số lượng cũng như giá trị hàng hóa từ nước ngoài như máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, điện gia dụng… Tuy nhiên Việt Nam đã và đang khắc phục vấn đề này thông qua hàng loạt chính sách, biện pháp như chủ động việc chế tạo, sản xuất xe máy chất lượng cao, giảm nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài, hàng Việt Nam chất lượng cao đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng như bánh kẹo Kinh Đô, Hữu Nghị, xi măng, phân bón… Chính phủ cũng có những biện

pháp như kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Để hàng hóa trong nước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nội địa thì vẫn phải đòi hỏi quá trình lâu dài với sự nỗ lực không chỉ của nhà nước mà cả các nhà sản xuất trong nước.

- Chính sách hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, có giá trị không cao và giảm xuất khẩu các sản phẩm khai thác từ thiên nhiên.

- Sau khi thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và gần đây là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, hàng hóa nhập khẩu của các nước vào Việt Nam ngày một tăng mạnh. Với một thị trường có quy mô tương đối lớn như Việt Nam sẽ là mục tiêu hướng đến của các nhà sản xuất nước ngoài. Do đó vấn đề quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều các mặt hàng và chủng loại mặt hàng mà Việt Nam đã và sẽ nhập khẩu từ nay đến 2020. Tuy nhiên các mặt hàng có khả năng bán phá giá nhiều nhất là các sản phẩm hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, các mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao và hàm lượng vốn lớn mà Việt Nam với tiềm lực vốn và công nghệ yếu không có khả năng cạnh tranh về giá như xi măng, đồ điện tử điện lạnh, máy móc thiết bị…

Theo Economist Intelligence Unit (EIU) – một nhánh nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist thực hiện với cisco dự báo triển vọng kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam đến năm 2020. Nghiên cứu dự đoán giai đoạn 2006 – 2009 GDP toàn cầu tăng trưởng trung bình 3,5%. Cũng theo nghiên cứu này, giai đoạn 2006 – 2020 tăng trưởng trung bình mỗi năm của Việt Nam sẽ là 5,4%

Cùng với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của Đảng và nhà nước đến 2020 và thực tế đất nước ta hiện nay, dự đoán giá trị nhập khẩu sẽ còn gia tăng và tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu sau đây:

- Ôtô các loại: đây là mặt hàng trong nước còn chưa sản xuất hoặc sản xuất với số lượng rất hạn chế, chủ yếu là lắp ráp. Dự kiến với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập ngày càng tăng của người dân thì nhu cầu về ôtô sẽ còn gia tăng mạnh. Mặt khác loại sản phẩm này hiện nay đã rất phát triển, được sử dụng phổ biến và được sản xuất ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và giá cả không quá cao

tại nước sản xuất. Trong những năm tới, theo cam kết với WTO, hàng rào thuế quan với ôtô nhập khẩu sẽ dần được bãi bỏ và ôtô nhập khẩu sẽ xâm nhập và nhiều khả năng sẽ chiếm lĩnh thị trường do lợi thế về giá cả, công nghệ từ các nhà sản xuất nước ngoài…Đây là mặt hàng nhập khẩu trong tương lai nhiều khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng bán phá giá trên thị trường trong nước.

- Sắt thép: Mặt hàng này trong nước tuy đã sản xuất được (nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu trong nước) và vì vậy vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn sắt thép và phôi thép từ nước ngoài. Sắt thép của nhà sản xuất Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sắt thép của các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc do các nhà sản xuất Trung Quốc có chi phí rẻ, sản xuất được phôi thép phục vụ nhu cầu sản xuất thép thành phẩm. Đầu năm 2010, giá thép thành phẩm trong nước đã tăng đến mức chóng mặt do nhiều yếu tố tác động cả trong nước lẫn trên thế giới như giá điện, than trong nước tăng, giá phôi thép, quặng trên thế giới tăng mạnh, đẩy giá thép lên cao và theo các chuyên gia, giá thép bán trên thị trường trong nước còn tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm 2010. Tổng Công ty Thép việt Nam đã đưa ra đánh giá rằng, thị trường thép quý I năm 2010 đang tiềm ẩn yếu tố tích trữ, đầu cơ. Tiêu thụ thép xây dựng quý I của các thành viên Hiệp hội Thép đạt 1.220 ngàn tấn, tăng 60% so với cùng kì năm 2009. Trước tình hình tiêu thụ thép trong quý I/2010 và giá cả mặt hàng này tăng đột biến như vậy, Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố, Tổng công ty thép Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam yêu cầu phải bình ổn giá thép. Trước tốc độ đô thị hóa và nhu cầu đầu tư, xây dựng ngày càng tăng giai đoạn 2011 – 2020, nhu cầu sắt thép xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu dự báo sẽ tăng mạnh qua mỗi năm

- Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng: Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thì đây là những mặt hàng có tầm quan trọng và không thể thiếu phục vụ sản xuất. Lượng sản xuất các sản phẩm này trong nước còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó dự báo nhập khẩu các loại sản phẩm này sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới.

- Phân bón: Mặc dù Việt Nam hiện nay đã sản xuất được phân bón có chất lượng cao, đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước, tuy nhiên giá cả hàng hóa này có nhiều biến động và tương đối cao do còn phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Do đó các nhà sản xuất phân bón trong nước thời gian tới sẽ phải đối mặt với sản phẩm phân bón nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng tương tự và giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều.

Ngoài một số mặt hàng kể trên, còn có rất nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam sẽ phải nhập khẩu trong thời gian sắp tới để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa sản xuất trong nước đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước và chủ động đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu pot (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w