nông nghiệp.
Áp dụng các bước trong quy trình (hình 2.1) và sử dụng phần mềm LUPA để đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian cho đất ở (đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn); đất phát triển hạ tầng (đất giáo dục, đất y tế); đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất làm bãi thải, xử lý chất thải. Kết quả đánh giá như sau:
Đất ở tại đô thị được quy hoạch tại 11 vị trí trên địa bàn huyện Đông Hưng, kết quả đánh giá tính hợp lý thể hiện có 8/11 xã có vị trí hợp lý (tương ứng với 72,7% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý) và 03/11 vị trí không hợp lý (tương ứng với 27,3% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Trong đó: 02 vị trí (ODT-6 và ODT-7) thuộc thị trấn Tiên Hưng và 01 vị trí (ODT-8) thuộc thị trấn Đông Quan. Tại TT Tiên Hưng có 02 vị trí quy hoạch đất ở tại đô thị không hợp lý do các vị trí này quá gần với nghĩa trang, nghĩa địa. Vị trí đất ở tại TT Đông Quan không hợp lý do nằm gần cụm công nghiệp và bãi rác.
Đánh giá 17 vị trí quy hoạch đất ở tại nông thôn trên địa bàn huyện Đông Hưng, kết quả đánh giá tính hợp lý cho thấy tất cả các vị trí đều ở mức hợp lý (tương ứng với 100% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Tuy nhiên, vị trí thích nghi cao nhất là vị trí ONT-11 thuộc xã Liên Giang.
Trên địa bàn huyện Đông Hưng có 10 vị trí quy hoạch trạm y tế, trung tâm y tế. Trong đó, có 9/10 vị trí đạt mức hợp lý (tương ứng với 90% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Vị trí duy nhất không hợp lý nằm tại xã Đông Quang do vị trí này nằm gần với bãi rác và đất nghĩa địa.
Vị trí quy hoạch đất xây dựng trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện là 16 vị trí. Kết quả đánh giá tính hợp lý của 16 vị trí quy hoạch đất xây dựng trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình được thể hiện trong phụ lục 2. Có 13/16 vị trí đạt mức hợp lý về vị trí không gian (tương ứng với 81,3% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). 03 vị trí không hợp lý thuộc xã Thăng Long, xã Đông Phong và xã Đông Quang do các vị trí này gần bãi rác và đất nghĩa địa.
nông nghiệp và kết quả đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các vị trí thể hiện bảng 4.23. Trong đó có 17/20 vị trí đạt mức hợp lý về vị trí không gian (tương ứng với 85,0% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Có 03 vị trí không hợp lý, trong đó có 02 vị trí thuộc xã Đông Các và 01 vị trí thuộc xã Đông Hà do các vị trí này nằm sát với khu vực dân cư.
Đất bãi thải, xử lý chất thải được quy hoạch tại 26 vị trí trên địa bàn huyện Đông Hưng, kết quả đánh giá tính hợp lý thể hiện có 21/26 xã có vị trí hợp lý (tương ứng với 81% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý) và 05 vị trí quy hoạch không hợp lý tại các xã Đông Phương (vị trí DRA-4) và Đông Xá (vị trí DRA-8) do vị trí quy hoạch gần sát nguồn nước mặt. Riêng xã Liên Giang có tới 04 vị trí không hợp lý vì các vị trí này gần sát với khu dân cư.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy hoạch tại 32 vị trí trên địa bàn huyện Đông Hưng, kết quả đánh giá tính hợp lý thể hiện có 31/32 xã có vị trí hợp lý (tương ứng với 97% tổng vị trí đánh giá tính hợp lý). Duy nhất 01 vị trí quy hoạch không hợp lý tại xã Đông Xá do vị trí này nằm gần sông Tiên Hưng.
Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát lấy ý kiến của chính quyền và người dân địa phương về tính hợp lý về vị trí quy hoạch của 06 loại đất nói trên. Kết quả thu được 100% ý kiến của người dân và chính quyền địa phương đều đánh giá ở mức hợp lý.