Số liệu tái phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn và xây dựng phương trình dự báo mưa thời hạn 24 48 giờ trong mùa lũ cho khu vực tỉnh gia lai (Trang 32 - 35)

4. Cấu trúc luận văn

2.1.2 Số liệu tái phân tích

Để xây dựng bộ bản đồ synop nhằm xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn trên địa bàn nghiên cứu, luận văn khai thác sản phẩm của Trung tâm Dự

báo Thời tiết hạn vừa châu Âu (European centre for Medium-Range Wether Forecasts -ECMWF)cụ thể:

-Bản đồ độ cao địa thế vị

-Bản đồ đường dòng

-Các mực khí áp cần khai thác: 1000, 850, 700, 500, 300 và 200 mb -Thời gian khai thác: lấy tại thời điểm 00:00, giờ GMT, thời gian khai thác 11 năm từ năm 2007 đến năm 2017.

-Phạm vi khai thác: 100S-400N, 800E-1300E. Sở dĩ cần khai thác số liệu trong phạm vi này vì khu vực này bao trọn toàn bộ hình thế thời tiết ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam đó là: bão, ATNĐ, không khí lạnh, gió mùa Tây

Nam..

Để xây dựng phương trình dự báo mưa cho khu vực nghiên cứu cùng với số liệu quan trắc đã nói, luận văn sử dụng số liệu khí tượng động lực từ sản phẩm củaECMWF cụ thể như sau:

- Các yếu tố khí tượng cần khai thác: là số liệu trung bình của các khu vực tại các mực đảng áp được lựa chọn, gồm các yếu tố là: Pv (giá trị xoáy thế), là sự lưu thông tuyệt đối của một phần không khí được giới hạn giữa hai bề mặt đẳng entropi. Xoáy thế có thể được hiển thị trên các bề mặt các yếu tố

ví dụ bề mặt áp suất, đẳng nhiệt độ thế vị. Công thức xoáy thế: 𝑃 = −𝑔(𝑓 + 𝜁𝜃)𝜕𝜃𝜕𝑝. Trong đó g là gia tốc trọng trường, 𝜁𝜃 là xoáy tương đối trên mặt đẳng nhiệt độ thế vị, θ là nhiệt độ thế vị, p là áp suất của mực đẳng nhiệt độ thế vị. Các nhà khí tượng học đã chỉ ra sự thay đổi của các trường khí tượng tỷ lệ thuận với cường độ của xoáy thế...Vì vậy xoáy thế là yếu tố khí tượng động lực quan trọng để đưa vào tính toán. Z (độ cao địa thế vị), U (giá trị gió vĩ hướng), V (giá trị gió kinh hướng), W (giá trị dòng thăng).

hiện đang được các nhà khí tượng trên thế giới sử dụng trong việc phân tích

tính bất ổn định của khối khí

-Các mực khí áp cần khai thác: 850, 700 mb.

-Thời gian khai thác: lấy tại thời điểm 00:00, giờ GMT, thời gian khai

thác 11 năm từ năm 2007 đến năm 2017. -Phạm vi khai thác:

+ Vùng lấy số liệu dự báo 24h: các tháng các tháng 7,8,9 mùa gió mùa tây nam, lấy tại khu vực: 110-140N, 1030-1060E, lý do là khu vực này được xác định cách địa bàn tỉnh Gia Lai khoảng 200-400 km về phía tây nam, và

với gió tây nam ở mực 850, 700 thường có vận tốc 8-15m/s, thì sau 24h sẽ khống chế tỉnh Gia Lai. Các tháng 10, 11 mùa gió đông bắc, lấy tại khu vực:

140-170N, 1100-1130E , lý do là khu vực này được xác định cách địa bàn tỉnh

Gia Lai khoảng 200-500 km về phía đông bắc, và với gió đông bắc ở mực 850, 700 thường có vận tốc 10-15m/s, thì sau 24h sẽ khống chế tỉnh Gia Lai.

+ Vùng lấy số liệu dự báo 48h: các tháng 7,8,9 mùa gió mùa tây nam,

lấy tại khu vực: 100-150N, 1100-1050 E , lý do là khu vực này được xác định cách địa bàn tỉnh Gia Lai khoảng 300-700 km về phía tây nam, và với gió tây nam ở mực 850, 700 thường có vận tốc 8-15m/s, thì sau 48h sẽ khống chế tỉnh Gia Lai. Các tháng 10, 11 mùa gió đông bắc, lấy tại khu vực: 150-200N, 1100-1150 E , lý do là khu vực này xác định là cách địa bàn tỉnh Gia Lai

khoảng 400-800 km về phía đông bắc, và với gió đông bắc ở mực 850, 700 thường có vận tốc 10-15m/s, thì sau 48h sẽ khống chế tỉnh Gia Lai.

Hình 2.1.Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, đo mưa tỉnh Gia Lai

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn và xây dựng phương trình dự báo mưa thời hạn 24 48 giờ trong mùa lũ cho khu vực tỉnh gia lai (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)