Chất thải phóng xạ là chất thải chứa vật liệu phóng xạ. Chất thải phóng xạ thường là sản phẩm phụ của việc sản xuất năng lượng hạt nhân, sử dụng phản ứng phân hạch hay công nghệ hạt nhân trong những ngành khác như nghiên cứu và y dược. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm với tất cả sinh vật và môi trường, và được kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Khi chất thải phóng xạ bị rò rỉ ra môi trường xung quanh sẽ gây ra ô nhiễm phóng xạ cả môi trường đó [18].
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ, phóng xạ urani ở các nhà máy điện hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm nghiên cứu và các khu vực có xảy ra nổ hạt nhân như Hiroshima, Nagasaki, Chernobyl….Hằng năm làm nhiễm độc 2.500 tỉ lít nước ngầm của thế giới. Nguồn nước nhiễm phóng xạ này sau đó sẽ ngấm vào cây cối, động vật uống phải, hoặc hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt của con người và cuối cùng tích luỹ vào cơ thể. [17]
Đây chính là nguyên nhân gây nên những đột biến dị dạng, bệnh tật,… cho các cơ thể sống tự nhiên. Cũng theo điều tra của uỷ ban này, lượng phóng xạ rò rỉ trong không khí, không gây nguy hiểm nhiều cho con người bằng lượng phóng xạ vào nguồn nước. Không những thế ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng theo thời gian do sự tích tụ phóng xạ trong nước ngày càng lớn hơn. Vì vậy, khi Hiroshima và Chernobyl bị ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ hạt nhân nhưng những vùng rất xa ở xung quanh cũng bị tác động theo, do nguồn nước ngầm liên thông giữa các vùng. Người ta đã phát hiện những triệu chứng nhiễm độc phóng xạ trên cơ thể con người sống ở những vùng rất xa hai trung tâm phóng xạ này, dù theo lý thuyết thì những vùng đó không thể bị ảnh hưởng vì nằm quá tầm hoạt động của các tia phóng xạ sau các vụ nổ [17].
1.2.8An toàn phóng xạ
Bên cạnh những hiệu quả to lớn trong công nghiệp, y học thì các chất phóng xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn an toàn. Từ những năm 30, ICRP (Ủy ban Quốc tế về An toàn bức xạ) đã khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia phóng xạ quá liều an toàn. Các giới hạn khuyến cáo gần đây nhất được đưa ra năm 1990.
Đối với người làm trong môi trường phóng xạ: Theo khuyến cáo của ICRP, thì mức liều đối với nhân viên không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv.
Đối với người bình thường: Giới hạn liều thấp hơn so với nhân viên làm trong môi trong phóng xạ. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với người bình thường không nên vượt quá 1 mSv/1 năm.
Đối với bệnh nhân: ICRP không có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh nhân. Trong khám bệnh và điều trị bằng xạ trị, liều chiếu có thể 18ang gấp 18ang 18ang lần so với giới hạn liều đối với nhân viên. Bởi vì liều xạ được 18ang là để xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần thiết hơn ngay cả khi phải 18ang đến liều cao.
Những nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh
Nhóm thứ nhất: những người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất chất phóng xạ như: mỏ uran, nhà máy xử lý quặng uran, nhà máy khai thác, tách các đồng vị uran, các lò phản ứng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất plutoni, các cơ sở điện hạt nhân, các cơ sở khai thác, nghiên cứu, sản xuất nguyên tố phóng xạ, các đơn vị vận chuyển, lưu chứa chất thải phóng xạ.
Nhóm thứ hai: những người sử dụng các tia bức xạ ion hóa từ những nguyên tố phóng xạ trong các ngành công nghiệp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành sinh học và ngành sinh hóa học.
Nhóm thứ ba: những người sử dụng máy phát tia X, nhất là các khoa điện quang y tế.
− Thể nhẹ: Rối loạn điều hòa thần kinh, huyết áp động mạch hạ, mạch nhanh và loạn nhịp xoang, rối loạn vận động ruột và chức năng mật, dễ kích thích.
− Thể tiến triển: Biểu hiện lâm sàng và điện tim của chứng loạn dưỡng cơ tim với huyết áp động mạch hạ kéo dài; giảm sản tủy xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và limphô bào), giảm tiểu cầu; rối loạn chức năng buồng trứng, ít kinh nguyệt ở nữ giới.
− Viêm da mạn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu: Loạn cảm giác, đau, ngứa, da khô, loạn dưỡng móng tay, 19ang sừng hóa, sung huyết, nứt nẻ, loét da, đục nhân mắt. − Dấu hiệu muộn: ung thư da, ung thư xương, bạch cầu tủy, ung thư thượng bì phổi.
Cách phòng tránh
Cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác; phải dùng các kẹp dài hoặc các phương tiện điều khiển từ xa, vì lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Có tường, màn che chắn phù hợp với từng loại tia khác nhau bởi một tia phóng xạ (tia X, alpha, bêta, gamma, nơtron...) mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua tường, các loại màn che. Bên cạnh đó cũng cần chú ý liều phóng xạ phát ra giảm dần theo thời gian, do vậy cần chú ý đến thời gian an toàn được khuyến cáo cho từng loại tia phóng xạ.
Khi làm việc hoặc thao tác với chất phóng xạ, cần mặc quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác, được đeo tấm chì, đi găng tay cao su pha chì, mặc quần áo không thấm nước và tắm giặt sau giờ làm việc; điều này có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu, nội chiếu và phần nào chống sự chiếu xạ. Khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần, chú ý xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ. Đặc biệt cần chú ý đến các tổn thương mạn tính ở ngoài da của những người có nguy cơ cao, những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn phát xạ. [19]