Các vị trí đo tại núi Châu Thới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định suất liều chiếu riêng phần trên đầu dò nal (t1) 7,6 cm x 7,6 cm ứng dụng khảo sát phóng xạ môi trường​ (Trang 39 - 41)

Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi… Núi thấp điển hình là núi Châu Thới nằm ở phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có độ cao 82 m so với mực nước biển, diện tích 25ha.

Tọa lạc trên đỉnh núi có chùa Châu Thới, là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Dương và được xếp hạng danh thắng quốc gia vào ngày 21 tháng 04 năm 1989. Vì thế đây là nơi rất nhiều người dân đến. Ngoài ra xung quanh chùa hiện có nhiều mỏ đá đang được khai thác, việc khai thác đa số sử dụng mìn nổ để lấy đá nên dưới chân núi xuất hiện những cái hố rất sâu. Các đồng vị phóng xạ trong đất bị phơi nhiễm bức xạ trên mặt đất, một số đồng vị có thể khuếch tán và bay lơ lửng vào khí quyển. Với các lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn núi Châu Thới để nghiên cứu mức độ suất liều chiếu tại đây.

Hình 2.4. Các vị trí thực hiện thí nghiệm ghi nhận phổ năng lượng phóng xạ môi trường tại núi Châu Thới

Do vị trí, địa hình phức tạp và rộng lớn nên nhóm nghiên cứu chỉ khảo sát những khu vực có hoạt động của con người. Núi có hai lối lên chùa là lối đi xe và lối đi bộ gồm 220 bậc thang nên khu vực khảo sát được chia thành ba vùng gồm lối đi xe, lối đi bộ và khu vực khuôn viên chùa với 18 vị trí khảo sát để có thể đánh giá toàn bộ khu vực núi Châu Thới. Hình 2.4 trình bày bản đồ 18 vị trí khảo sát khu vực núi Châu Thới, bảng 2.1 cung cấp thông tin tọa độ địa lý của 18 vị trí khảo sát khu vực núi Châu Thới.

Bảng 2.1. Tọa độ địa lý của các vị trí khảo sát ở vùng núi Châu Thới

Vị trí Vĩ độ Tọa độ địa lý Kinh độ

VT1 10 54'55, 20''N 106 48'8,88''E VT2 10 54'55,80''N 106 48'9,84''E VT3 10 54'54,78''N 106 48'10,86''E VT4 10 54'53,64''N 106 48'11,76''E VT5 10 54'54,72''N 106 48'11,76''E VT6 10 54'55,02''N 106 48'13,02''E VT7 10 54'54,96''N 106 48'13,92''E VT8 10 54'54,60''N 106 48'14,64''E VT9 10 54'54, 42''N 106 48'15,00''E VT10 10 54'52,50''N 106 48'16,62''E VT11 10 54'52,56''N 106 48'17,34''E VT12 10 54'51,36''N 106 48'17, 40''E VT13 10 54'49,80''N 106 48'19,62''E VT14 10 54'48,78''N 106 48'19,86''E VT15 10 54'49, 20''N 106 48'17,76''E VT16 10 54'48,72''N 106 48'18, 42''E VT17 10 54'48,12''N 106 48'19,56''E VT18 10 54'45, 48''N 106 48'18,30''E

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trong chương 3, chúng tôi phân tích suất liều chiếu từ phổ năng lượng đo được từ đầu dò NaI(Tl) 7,6cm 7,6cm. Chúng tôi xác định suất liều chiếu tổng và suất liều chiếu riêng phần cho một số năng lượng gamma từ vùng năng lượng thấp đến cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định suất liều chiếu riêng phần trên đầu dò nal (t1) 7,6 cm x 7,6 cm ứng dụng khảo sát phóng xạ môi trường​ (Trang 39 - 41)