- Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao
b. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản
Tài sản là một trong những nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp sử dụng nhằm mang lại lợi nhuận. Nếu sử dụng tài sản hiệu quả thì lợi nhuận thu về sẽ lớn và ngược lại. Vì vậy phân tích khả năng sinh lời từ tài sản cũng có thể cho ta biết được công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình hay chưa để từ đó có thể đưa ra những nhận định đúng đắn và những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản. Dựa vào bảng phân tích bên dưới ta đi vào phân tích hai chỉ tiêu chủ yếu đó là tỉ suất sinh lời của tài sản và tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản.
Bảng phân tích khả năng sinh lời của tài sản
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Lợi nhuận trước thuế 51,789,163,866 394,526,859,893 260,947,930,378 2 Tài sản bình quân 599,463,035,060 699,783,791,477 924,621,141,210 3 Tỉ suất sinh lời của tài
sản ROA (1/2)*100%
8.639 56.378 28.222
4 Chi phí lãi vay 22,105,450,200 44,843,470,443 8,988,281,003
5 LNTT và LV(4+1) 73,894,614,066 439,370,330,336 269,936,211,381 6 Khả năng sinh lời kinh
tế RE
12.37 62.787 29.194
Nguồn: Phòng kế toán
b.1 Tỉ suất sinh lời của tài sản
Xem bảng số liệu trên ta thấy: khả năng sinh lời của tài sản tăng mạnh trong năm 2009 rồi lại giảm trong năm 2010.Nếu trong năm 2009 cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty tạo ra 56,378 đồng lợi nhuận trước thuế thì trong năm 2010 mức lợi nhuận tạo ra chỉ là 28,222 đồng.Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tại
sản của mình ngày càng kém hiệu quả.Đây là một dấu hiệu xấu.Tuy nhiên để làm rỏ cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời.Dựa vào phương trình Du-pont ta xác định từng nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2010 so với năm 2009 như sau:
LNTT DTT ROA = *
DTT TS bq
ROA = Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu * Hiệu suất sử dụng tài sản Đối tượng phân tích: ∆ROA = 28.222- 56.378= -28.156
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản ∆H DT/TS = (H2010 (DT/TS) – H2009(DT/TS)) * H 2009(LN/DT)
= ( 2.349 – 2.601 ) * 21.672 = -5.4618
+ Ảnh hưởng của nhân tố tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ∆H LN/DT = (H2010 (LN/DT) – H2009(LN/DT)) * H 2010(DT/TS)
= ( 12.012 -21.674 ) * 2.349= -22.6960 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
∆ROA = ∆H LN/DT + ∆H DT/TS = -5.4618 - 22.6960 = - 28.156
Kết quả phân tích cho thấy ,khả năng sinh lời của tài sản năm 2010 giảm 28.156 so với năm 2009 đồng.
Nguyên nhân của sự sụt giảm khả năng sinh lời của tài sản năm 2010 so với năm 2009 chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đã làm tỷ suất sinh lời tài sản giảm 26.6960 đồng(do năm 2010 doanh thu tăng mà lợi nhuận thì lại giảm mạnh).Đồng thời hiệu suất sử dụng tài sản giảm cũng làm tỷ suất sinh lời tài sản gảm 5.4618 đồng(năm 2010 so với năm 2009 tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tài sản).
b.2 .Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Kết quả về lợi nhuận còn chịu nhiều tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Do các doanh ngiệp áp dụng các chính sách tài trợ khác nhau thì sẽ dẫn đến
kết quả khác nhau. Ta dùng thêm chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản để phân tích. Nhìn trên bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản của năm 2009 là 62.787 %, trong khi đó năm 2010 giảm xuống chỉ còn 29.194%. Tuy nhiên Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) vẩn lớn hơn nhiều so với lãi suất cho vay nợ hiện nay của các ngân hàng, điều này làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên.Trong trường hợp này, đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bấy dương. Doanh nghiệp nên vay thêm để mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
II.2.2.3 Phân tích hiệu quả tài chính
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Ở trên chúng ta chỉ mới phân tích một phần đó là hoạt động kinh doanh. Chúng ta đi tiếp vào phân tích hiệu quả tài chính để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những biện pháp, chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh cần có một số vốn ban đầu nhất định để mua sắm tài sản cố định, trả lương cho công nhân viên… Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động vốn từ bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể huy động được nguồn vốn từ bên ngoài khi doanh nghiệp đó có hiệu quả tài chính cao.