Tóm tắt quy trình giao dịch café giao sau tại BCEC:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

III. MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH CAFÉ BUÔN MÊ THUỘT – BCEC:

f.Tóm tắt quy trình giao dịch café giao sau tại BCEC:

5. Những hạn chế của giao dịch cà phê tại BCEC :

Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) chỉ mới áp dụng giao dịch kỳ hạn vào tháng 3/2011. Tại BCEC, giá trị khớp lệnh tuy đã được cải thiện phần nào trong thời gian gần đây nhưng dù giá trị giao dịch vẫn ở mức xấp xỉ 10 tỷ đồng/tuần, quá khỏ so với tổng kim ngạch sản xuất café của Việt Nam. Năm 2011, giao dịch cà phê robusta trên BCEC đạt 696,97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao dịch đã giảm đáng kể 173,14 tỷ đồng. Với mục tiêu tạo lập kênh lưu thông hàng hóa tập trung sử dụng công nghệ hiện đại bên cạnh thị trường hàng hóa truyền thống, như vậy sau gần 5 năm thí điểm, hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đã không phát huy được hiệu quả như mong đợi

Theo báo cáo của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, kể từ ngày khai trương (tháng 12/2008) đến nay, trung tâm mới chỉ phát triển được 90 thành viên.

Trong đó có 63 thành viên đăng ký bán, 23 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới…

Trong 5 năm qua, trung tâm đã rất cố gắng phát triển thành viên với 12 chương trình hội thảo giới thiệu hoạt động và hướng dẫn quy định về giao dịch, 18 đợt tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư, 15 đợt đào tạo, tập huấn... Nhưng vẫn khó phát triển thành viên, đặc biệt là với người nông dân trồng cà phê. Khối lượng cà phê giao dịch qua trung tâm cũng ngày càng giảm…

Niên vụ 2008 - 2009 có 18 lượt thành viên gửi cà phê tại kho của trung tâm với số lượng 407 tấn, giao dịch khớp lệnh 93 tấn, giao dịch thỏa thuận bán ngoài 12 tấn và lượng tồn kho 302 tấn. Đến niên vụ vừa qua, chỉ có 24 lượt thành viên ký gửi với số lượng 137 tấn, toàn bộ số cà phê này đều giao dịch thông qua mua bán thỏa thuận…

Có thể thấy rằng, hoạt động giao dịch mua bán giao dịch café tại BCEC và giao dịch hàng hoái nói chung tại Việt Nam hiện nàycòn ảm đảm là do thói quen kinh doanh, vẫn thực hiện các giao dịch truyền thống như mua bán giao ngay. Người nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn vì mua lẻ qua nông dân thì họ không đủ vốn và phương tiện để thực hiện giao dịch.

Bên cạnh đó nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ảm đạm của hoạt động sàn giao dịch hàng hóa là do chưa có hành lang pháp lý đầy đủ. Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa cũng như quy định cụ thể về điều kiện thành lập và hoạt động của trung tâm thanh toán. Cơ chế pháp lý liên đến việc ghi nhận sở hữu các hợp đồng hàng hóa cũng như hướng dẫn về chế độ kế toán hiện nay không bắt kịp thực tế phát sinh của thị trường. Dẫn đến tình trạng có giao dịch nhưng không ai quản lý hoặc nhà đầu tư muốn giao dịch nhưng không có cơ sở bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp. Sự thất bại của mô hình này đã xảy ra trong thời gian qua, việc nhanh chóng tạo dựng hành lang pháp lý để quản lý cũng như phát triển hình thức này là rất cần thiết. Có như vậy, mục đích chính của các sàn giao dịch hàng hóa mới đạt hiệu quả.

C. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH TẠI

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM (Trang 35 - 37)