3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ BIÊN SOẠN
3.2. Một số phần mềm hỗ trợ
3.2.1. Microsoft Office Word 2007
So với phiên bản cũ 2003, Microsoft Office 2007 thực sự là một cuộc cách mạng về giao điện đồ họa ấn tượng và hàng loạt tính năng mới ưu việt. Trong bộ Office này, ứng dụng Word là công cụ không thể thiếu cho việc biên soạn các tài liệu. Dưới đây nêu ra một vài tính năng hữu ích trong ứng dụng Microsoft Office Word 2007.
Giao diện đồ họa mới: Toàn bộ hệ thống menu cũ được thay thế bằng khái niệm Ribbon, Office Button, các menu thông minh chỉ xuất hiện khi cần thiết. Điều này giúp thao tác cực kỳ nhanh chóng thay vì phải đi tìm trong nhiều cấp menu như trước đây. Một tính năng mới đáng lưu ý Word 2007 là thanh Quick Access Toolbar.
Cải tiến mới: Các chức năng định dạng tài liệu, cơng cụ xử lý hình ảnh, đồ thị, smartart được cải tiến đáng kể giúp cho người dùng thao tác nhanh và tạo ra các văn bản với hiệu ứng cực kỳ chuyên nghiệp mà khơng cần phải có các kỹ năng về đồ họa.
Thao tác đơn giản: Có thể xem nhanh định dạng tài liệu khi rê chuột ngang qua các kiểu định dạng như font chữ, màu sắc, kiểu dáng, hiệu ứng cho ảnh…
Cải thiện chức năng tìm kiếm: Khả năng tìm kiếm thơng tin trong bộ Office cũng được cải tiến đáng kể, có thể tìm nhanh các thơng tin trên tồn bộ tài liệu với sự kết hợp các chức năng hightlight từ khóa cần tìm, lọc thơng tin, di chuyển con trỏ đến vị trí từ cần tìm,…
Chuyển sang định dạng PDF: Cơng cụ đắc lực khi cần chuyển file doc sang PDF mà không cần phải cài đặt thêm phần mềm khác.
Hỗ trợ đọc file đa định dạng: Office 2007 không chỉ hỗ trợ các tài liệu từ các phiên bản Office trước đây (cho đến phiên bản 2000) mà còn hỗ trợ cả các tài liệu được soạn thảo bởi OpenOffice. Ngược lại, các chương trình Office ở các phiên bản trước cũng có thể đọc tài liệu phiên bản 2007 khi cài đặt tiện ích tương thích ngược Microsoft Office Compatibility Pack for Word, Excel, and PowerPoint File Formats (có thể tải trên trang web www.microsoft.com).
Dung lượng file nhỏ: Định dạng file theo chuẩn Open XML cho phép lưu trữ tập tin với dung lượng chỉ bằng một nửa với kiểu định dạng Office cũ nhưng lại mang nhiều thuộc tính hơn, khả năng bảo mật tốt hơn, khả năng phục hồi khi bị sự cố cao hơn và khả năng tích hợp với các ứng dụng của các hãng thứ ba theo định dạng XML dễ dàng và thuận tiện.
Tương thích tốt: Office 2007 tương thích tốt với các phần mềm khác như Mathype, Acrobat,… (trên
Quick Access Toolbar Ribbon Office Button
thanh menu của Word tích hợp sẵn hai ứng dụng này).
Giao diện mới của Office 2007
Microsoft Office Button - Nhắp nút này sẽ xuất hiện một bảng lệnh tương tự
như menu File của các phiên bản Word cũ, bao gồm New, Open, Save, Print,...
Ba thành phần chính của một thanh Ribbon là Tab, Group, Command như
hình bên trên.
Tab: Có tổng cộng là 7 tab căn bản xuất hiện phía trên cùng của thanh Ribbon. Mỗi tab thể hiện một nhóm mục tiêu khác nhau.
Nhóm (group): Mỗi Tab sẽ có một số Group có các tính năng có liên quan với nhau.
Lệnh (Command): Có thể là một nút lệnh, một hộp thoại để nhập thông tin hoặc một menu.
Dialog Box Launcher: Biểu tượng xuất hiện ở góc dưới phải của một số nhóm, nhấp nút này sẽ mở hộp thoại tương ứng với các tính năng trong nhóm. Chẳng hạn nhóm Font có nút Font Dialog Box Launcher, nhắp nút này vào sẽ mở hộp thoại Font.
Thẻ ngữ cảnh (contextual tab): Tương tự như thẻ bình thường (như mơ tả bên
trên). Điểm khác biệt là thẻ ngữ cảnh chỉ xuất hiện khi một đối tượng nào đó được chọn trong tài liệu. Chẳng hạn, ta vừa chèn vào một hình và muốn chèn thêm chữ hoặc thay đổi kích thước của ảnh. Vậy ta sẽ làm như sau:
Chọn hình
Thẻ Picture Tools xuất hiện. Hãy chọn thẻ này.
Những nhóm và lệnh liên quan đến hình ảnh sẽ xuất hiện: ví dụ như nhóm Picture Styles
Một số lệnh định dạng hữu ích cũng sẽ tự động xuất hiện khi cần. Ví dụ muốn định dạng nhanh một đoạn văn bản nhưng lại đang trong thẻ Page Layout. Ta có thể nhấn nhóm thẻ Home. Tuy nhiên có cách nhanh chóng hơn như sau:
Kéo chuột chọn vùng văn bản và chỉ chuột vào vùng chọn
Một Mini toolbar xuất hiện ở dạng mờ, nếu ta chỉ chuột đến Mini toolbar này, nó sẽ được kích hoạt và ta có thể chọn các lệnh định dạng.
Quick Access Toolbar: Thanh công cụ giúp truy xuất nhanh đến các tính năng
thường dùng như Save, Undo, Redo,...
Ta có thể thêm các lệnh thường dùng vào thanh Quick Access Toolbar bằng cách nhấn nút phải chuột vào lệnh mong muốn trên thanh Ribbon rồi nhấn chọn lệnh.
Add to Quick Access Toolbar
Tương tự, ta cũng có thể bỏ một lệnh khỏi thanh Quick Access Toolbar bằng cách nhấn nút phải chuột vào nút lệnh đó rồi nhấn chọn lệnh
Remove from Quick Access Toolbar
Có thể tạm thời giấu thanh Ribbon để có thêm khơng gian làm việc bằng cách double click vào tên một Tab, để cho nó xuất hiện trở lại thì làm hành động tương tự.
Ta có thể nhấn nút ALT để cho xuất hiện các hướng dẫn phím tắt trên thanh Ribbon. Sau đó chỉ việc dùng đúng ký tự hiển thị để thao tác nhanh các lệnh mà không cần dùng đến con chuột.
Với nhiều tính năng nổi trội và dễ dàng thao tác, Microsoft Office Word 2007
là ưu tiên hàng đầu cho người sử dụng.
Tuy nhiên, ta cũng có thể sử dụng Microsoft Office Word 2010 là phiên bản
Microsoft Word 2010 giúp cho việc cộng tác biên soạn tài liệu và việc liên kết
xuyên suốt một tài liệu dài trở nên dễ dàng hơn. Khi nhiều người cùng biên soạn chung một tài liệu, điều thú vị là họ có thể cùng nhau làm việc ngay trên cùng một tài liệu, mà không cần phải làm việc trên các phiên bản sao chép khác nhau của tài liệu đó. Mặt khác, các tính năng mới cũng tập chung vào việc làm cho các tài liệu đã hoàn thiện trở nên bóng bẩy hơn so với phiên bản cũ. Phiên bản mới của Word 2010 giúp ta truy cập vào những tính năng mới rất phong phú và những cũng rất quen thuộc của Word trên trình duyệt và trên điện thoại di động,…
3.2.2. Ulead Video Studio 11[14]
Ulead Video Studio 11 là phần mềm biên tập phim và DVD cho bất kì ai muốn dễ dàng sản xuất các bộ phim chuyên nghiệp, các trình diễn ảnh hay DVD. Ulead Video Studio 11 cho phép người dùng nhanh chóng và dễ dàng tạo các bộ phim gia đình hồn chỉnh với tiêu đề bắt mắt, các bộ lọc phim, hiệu ứng chuyển, và âm thanh. Lưu giữ nhưng thước phim quí giá lên DVD, CD, băng, mạng hay các thiết bị di động để chia sẻ với gia đình và bạn bè. Không như các phần mềm khác, Ulead Video Studio 11 cung cấp một giao diện người dùng trực quan theo từng bước giúp người dùng bắt tay ngay vào việc
Các tính năng chính của Ulead Video Studio 11
Dễ sử dụng
Thu phim từ bất kì đâu
Sửa các lỗi video phổ biến dễ dàng
Các công cụ cho sức mạnh sáng tạo
Các tùy chọn mã hóa mới
Các trình thuật sĩ phim cải tiến
Trình thuật sĩ DV-to-DVD
Tiêu đề và phụ đề chuyên nghiệp
Nhiều hiệu ứng và bộ lọc thông minh
Âm thanh tuyệt hảo cho các bộ phim tuyệt hảo
Biên tập menu cải tiến
Giải pháp hoàn thiện nhất
Yêu cầu chung (cho biên tập thơng thường và Proxy HDV) Intel® Pentium® 4 (tương đương) hay cao hơn, hệ điều hành là Microsoft® Windows® XP SP2 Home Edition/Professional, Windows® XP Media Center Edition, Windows® XP Professional x64 Edition, Windows Vista™, Windows 7.
Bộ nhớ RAM: 512 MB (đề nghị từ 1GB trở lên), 1 GB HDD
Card âm thanh tương thích Windows (đề nghị card âm thanh hỗ trợ đa kênh).
Ổ CD-ROM tương thích Windows để cài đặt.
Khả năng phân tích các định dạng (định dạng nguồn vào và xuất ra)
- Ulead Video Studio 11 hỗ trợ hầu hết các định dạng Video, Audio, Images hiện có và khả năng trích xuất ra các định dạng chất lượng cao.
- Khả năng xuất ra Disc: DVD, Video CD (VCD), Super Video CD (SVCD).
Cách sử dụng Ulead Video Studio 11
Sau khi cài đặt, giao diện chính của Ulead Video Studio 11 như sau:
Trong đó có các thành phần:
1. Bảng các bước thực hiện (Step panel)
Là một bảng chứa các bước (step) khi thực hiện tạo một video clip:
Chọn đây nếu không muốn xuất hiện lại ô thông báo này trong các lần mở sau
+ Capture: step này giúp ta bắt hình từ máy quay số, webcam hay từ bất kỳ thiết bị phần cứng khác.
+ Edit: cho phép ta chỉnh sửa, thực hiện các thao tác biên tập.
+ Effect: step này cho phép ta chèn hiệu ứng chuyển cảnh.
+ Overlay: chèn thêm đoạn video clip nhỏ (hình phóng to chẳng hạn) trên video clip chính.
+ Tile: Chèn chữ vào video clip.
+ Audio: Chèn file nhạc, âm thanh vào đoạn clip.
+ Share: Xuất ra file video (mpeg1, mpeg2, avi, ecard...)
2. Thanh Menu: để thiết lập các tùy chọn.
- Bao gồm mở file ảnh, file video, file nhạc,... và nhiều chức năng khác như cài đặt,...
3. Bảng lựa chọn (Options panel)
Qua mỗi bước (step), bảng lựa chọn này sẽ thay đổi để ta tùy chọn thời gian hiện clip, các hiệu ứng cho video, image, text (chữ viết) hay audio,...
4. Màn hình xem trước (Preview window)
Giúp ta xem trước được thành quả của mình.
5. Bảng điều khiển
Có các nút điều khiển giúp ta xem trước, tua đi, tua lại, chạy repeat, cắt video clip thành đoạn ngắn hơn.
Liệt kê tất cả những file mẫu có sẵn để ta áp dụng. Ví dụ: video clip mẫu, các kiểu chữ, các file nhạc mẫu, hiệu ứng chuyển cảnh,... Tất nhiên ta có thể bổ sung thêm vào Library panel những video clip, file nhạc, ảnh của riêng mình bằng cách chọn nút browse.
7. Dòng thời gian (Timeline)
Bạn sẽ chủ yếu biên tập video clip của mình trên Timeline
- Dịng Video: dịng này để chèn video clip, những file ảnh của mình.
- Dịng Overlay: chèn những đoạn video clip nhỏ, video clip minh họa lên trên video clip chính.
- Dịng Title Track (T): chèn chữ vào video clip.
- Dòng mix: chèn file ghi âm, hoặc file nhạc bất kỳ.
- Dòng audio: chèn file nhạc nền. Dòng audio và mix đều có chức năng như nhau. Ta có thể dùng dịng nào để chèn file nhạc cũng được. Sẽ rất hay nếu ta kết hợp cả 2 dịng này. Vừa có nhạc nền, vừa có âm thanh.
8. Điều chỉnh âm lượng to nhỏ hoặc ghi âm lên Video làm
Bài tập ví dụ về các bước biên tập đoạn video clip đơn giản.
Ta tiến hành các bước như sau:
Chọn new: để tạo một file mới. Chế độ Timeline View.
Sau đó làm theo các bước sau (hình dưới):
Ta có thể chọn nhiều ảnh cùng một lúc. Rồi nhấp OK.
2- File ảnh được chọn sẽ hiện trên bảng Library. Ta kéo rê chuột những file ảnh xuống dòng video trên Timeline view như hình vẽ.
3- Sau đó ta có thể định thời gian hiện trên hình cho ảnh bằng
2 cách: hoặc là chỉnh thời gian trên ô thời gian. Hoặc chỉnh bằng tay bằng cách rê chuột trên mép ảnh. Độ dài ngắn của ảnh chính là khoảng thời gian hiện ảnh. Khi ta rê chuột, thời gian trên ô thời gian sẽ thay đổi. Việc chọn thời gian hiện ảnh ngắn hay dài tùy thuộc vào dòng chữ ta muốn thể hiện.
Sau khi đã chọn được nhiều ảnh ưng ý xuống dòng Video của bảng Timeline view, ta tiến hành chèn hiệu ứng chuyển cảnh (Effect) cho đoạn video. Hiệu ứng này sẽ giúp khi chuyển giữa ảnh này và ảnh kia được sinh động hơn. Ta tiến hành như sau:
1- Nhấn Effect (trên bảng Step)
2- Sau đó trong bảng Library sẽ hiện ra một loạt những mẫu Effect (hiệu ứng chuyển cảnh) để áp dụng.
3- Để áp dụng, ta kéo rê chuột một mấu Effect xuống giữa 2 ảnh (hoặc kích đúp vào hiệu ứng ta muốn sử dụng, cách này hiệu ứng sẽ điền lần lượt từ đầu đến cuối). Khi nào xuất hiện khoảng màu chuyển tiếp giữa hai ảnh như hình vẽ thì thả chuột. Sau đó ta cũng áp dụng những hiệu ứng khác cho những đoạn nối còn lại.
Chú ý: Có nhiều loại Effect. Ta chỉ chuột vào thanh "3D" sẽ xổ xuống nhiều loại
Effect khác để chọn lựa.
Sau đó tiến hành chèn chữ (text hoặc title) vào video clip. Tiến hành như sau (hình dưới):
1- Nhấn step Title hoặc nhấp vào biểu tượng chữ T ở dòng (Title).
2- Ta có thể chọn kiểu chữ mẫu trong bảng Library. Nhưng nếu chọn những chữ mẫu này thì ta sẽ khơng đánh được tiếng Việt vì Video Studio 9 và 11 khơng hỗ trợ Unicode. Ta phải dùng font .Vn Time để đánh chữ Tiếng Việt. Khi ấy ta cũng phải đổi bảng mã của bộ gõ tiếng Việt (Vietkey hoặc Unikey) thành TCVN3.
Nếu không dùng title mẫu, ta nháy đúp chuột lên màn hình để chèn chữ.
3- Ta có thể chỉnh sửa thời gian hiện chữ, font chữ, cỡ chữ và màu chữ ở trong bảng 3. Chú ý: Ta nên rê chuột để chỉnh thời gian hiện chữ. Tiến hành rê chuột sao cho độ dài title vừa với bức ảnh của mình. Để chữ chạy như đoạn video clip minh họa thì ta phải tiến hành add hiệu ứng chạy chữ (animation) cho chữ. Tiến hành như sau:
2- Cick chuột đánh dấu vào dòng chữ muốn chèn animation trên màn hình.
3- Nhấn tab Animation
4- Nhấp chọn Apply animation
5- Chọn kiểu chữ chạy trên bảng liệt kê. Để áp dụng những kiểu chữ chạy khác, ta nhấp chuột vào dòng "Drop" sẽ xổ xuống nhiều kiểu chạy hơn.
Sau đó ta tiến hành chèn nhạc vào video clip. Để chèn nhạc, ta tiến hành các bước sau:
1- Nhấn step Audio.
2- Nhấn nút Browse để chọn file nhạc cần chèn. Sau khi đã chọn được bản nhạc nhấp Ok (hoặc Open). Thì bản nhạc đó cũng được add trên bảng Library.
3- Để áp dụng bản nhạc cho đoạn clip, Ta cũng tiến hành rê chuột xuống dòng Audio (hoặc dòng Sound cũng được).
4- Nếu file nhạc quá dài so với đoạn hình ảnh thì ta có thể dùng chuột kéo rê đoạn cuối của file nhạc nhỏ lại sao cho vừa với dịng hình ảnh (dịng video) phía trên. Cịn nếu đoạn hình ảnh quá dài mà một bản nhạc vẫn khơng đủ thì phải add thêm một hoặc nhiều bản nhạc nữa sao cho vừa.
* Ta cũng có thể ghi âm lời nói của mình bằng cách chọn Audio và chọn Music and Voice và ấn vào biểu tượng cái Microphone sau đó ấn Stat để bắt đầu ghi âm. nếu không muốn ghi nũa ấn vào chỗ bất kỳ trên vùng làm việc là dừng.
Sau khi tất cả các bước trên đã hồn thì thì có nghĩa là ta đã xong một đoạn video clip đơn giản của mình.
Để xuất được ra file video ta tiến hành như sau: 1- Chọn step Share
2- Nhấp chuột vào nút "Create Video File" ở trên bảng Options.
3- Chọn kiểu file cần xuất ra. Sau đó chọn đường dẫn lưu file và đánh tên file rồi nhấp OK.
Chú ý: sau khi bạn nhấp OK, Video Studio sẽ có q trình "Rendering". Quá
trình khá lâu và tốn 100% công suất của bộ vi xử lý. Tốt nhất bạn nên đóng tất cả các ứng dụng khác lại. Và có thể thì nên nâng cấp CPU lên Core 2 Doul, Pentium D hay
Ý nghĩa của các loại file này
+ NTSC DV: tạo ra file video hệ NTSC dạng DV. Còn kiểu (4:3) hoặc (16:9) chỉ là chọn kiểu hiện thị trên màn hình rộng (16:9) hay màn hình TV bình thường (4:3)
+ NTSC DVD: tạo ra file video hệ NTSC dạng DVD. Nếu các bạn có ổ ghi DVD thì hãy xuất ra dạng này. Cịn khơng thì chỉ có thể xem được trên máy tính và