Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA SỬ (Trang 40 - 46)

TẠI CÔNG TY TNHH ROSA PLANTERS VIỆT NAM

3.2.2.Nội dung của giải pháp

- Chiến lược sản phẩm:

+ Có vai trò quan trọng trong công tác thâm nhập thị trường, là nền tảng cho chiến lược nghiên cứu thị trường, đồng thời cũng là vũ khí cạnh tranh sắc bén, cho nên công ty phải tận dụng và khai thác triệt để.

+ Không ngừng cải tiến mẫu mã của các sản phẩm gốm giả cổ, gốm tráng men… sử dụng nguyên vật liệu mới để sản xuất sản phẩm thay thế nguyên vật liệu truyền thống.

Ngoài việc nhằm để đáp ứng những yêu cầu khắc khe của thị trường mà còn thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Ngoài việc cải tiến mẫu mã sản phẩm ra, công ty còn phải hoạch định chiến lược sản phẩm mới. Công ty có thể tung ra thị trường những sản phẩm như gốm giả cổ, chậu đan dây nhựa,… bởi vì việcà phát triển sản phẩm mới rất cần thiết để duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty và thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó việc phát triển sản phẩm mới còn xuất phát từ tăng nguồn thu của công ty, tăng tính cạnh tranh và chu kỳ sống của sản phẩm, xuất phát từ yêu cầu của khách hàng, sản phẩm mới ở đây có thể là sản phẩm mới hoàn toàn hoặc sản phẩm cũ được cải tiến, do đó khi đưa một sản phẩm mới vào thị trường công ty cần phải kiểm soát và quản lý được nó, nắm bắt được những nhu cầu mới của nước nhập khẩu về sản phẩm.

* Sản phẩm mới hoàn toàn là sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường, lần đầu tiên được sản xuất tại công ty.

* Sản phẩm tương đối là sản phẩm tương đối mới với khách hàng hoặc đối với công ty. Có 2 dạng sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm đổi mới là sản phẩm cải tiến dựa trên sản phẩm đã co,ù qua đó công ty sẽ thay thế cho sản phẩm cũ, sản phẩm mở rộng là công ty cố gắng mở rộng thêm sản phẩm vào dòng sản phẩm hiện có.

+ Chính vì vậy trước khi đưa sản phẩm mới vào thị trường công ty nên thiết kế kỹ thuật và phát triển sản phẩm, nghiên cứu các yếu tố gắn liền với sản phẩm (tính năng, chất lượng, logo của công ty,…) thử nghiệm sản phẩm để định hình quá trình sản xuất và thông tin về những đặc tính của sản phẩm cho người tiêu dùng để họ nắm bắt được công dụng của nó nhằm tìm được đầu ra cho dòng sản phẩm mới của công ty.

+ Sau đó công ty nên cho sản xuất thử hàng loại để kiểm tra và đánh giá được chất lượng của sản phẩm mới.

Cuối cùng tại công ty nên chọn thời điểm thích hợp để tung sản phẩm mới ra thị trường, cho nên việc chọn thời điểm nào cho phù hợp là một quyết định cực kỳ quan trọng của công ty vì nó quyết định sự thành bại của sản phẩm mới.

Tóm lại, chiến lược sản phẩm có vai trò rất quan trọng bởi lẽ chiến lược sản phẩm có tốt thì chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược cổ động mới có hiệu quả. Điểm mấu chốt của chiến lược này là phải luôn luôn bám sát thị trường, xem thị trường cần gì để công ty đưa sản phẩm mới vào cho phù hợp (mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng,…) sự xuất hiện của sản phẩm mới là để khôi phục lại khả năng sản xuất của công ty và khôi phục lại những dòng sản phẩm đang bảo hòa của công ty trên thị trường.

Chiến lược giá: Giá được xem là một công cụ để củng cố chế độ tài chính, ổn định nền kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao. Cho nên nó là yếu tố đầu tiên mà các sản phẩm quan tâm trước khi bắt tay vào sản xuất bất kỳ sản phẩm nào trong đó có công ty. Do đó, phải xây dựng chiến lược giá sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của thị trường và mục tiêu chung của công ty. Có như vậy công ty mới có thể tăng khối lượng sản phẩm bán ra, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tránh những phản ứng bất lợi từ phía khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

+ Các phương pháp định giá: Giá cả mà công ty định ra sẽ nằm ở khoảng nào đó giữa một đầu là giá quá thấp để tạo ra thuận lợi, và một đầu là giá quá cao để có thể tạo ra bất kỳ mức cầu nào. Bên cạnh đó, công ty còn

phải xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh, giá cả của sản phẩm thay thế và những yếu tố khách quan có liên quan để tìm ra mức giá phù hợp nhất.

* Phương pháp định giá theo trực giác: Đây là phương pháp định giá dựa vào kinh nghiệm bán hàng của công ty trong những năm qua, để từ đó đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm của công ty mà không gặp phải những phản ứng nào của khách hàng và đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phương pháp định giá cao hay còn gọi là phương pháp định giá hớt ván sữa, công ty chỉ sử dụng phương pháp này khi và chỉ khi công ty tung ra một sản phẩm hoàn toàn mới, mà loại sản phẩm này chưa xuất hiện trên thị trường. Nhưng sau đó phải giảm giá dần theo chu kỳ sống của sản phẩm, vì sản phẩm có cùng loại của đối thủ cạnh tranh xuất hiện.

Phương pháp định giá theo mức giá hiện hành: Khi sử dụng phương pháp định giá này, công ty chủ yếu căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, ít chú trọng đến nhu cầu hay chi phí của công ty. Công ty có thể định giá bằng, cao hay thấp so với giá của đối thủ cạnh tranh. Việc định giá theo mức giá hiện hành là rất phổ biến trong những tình huống mà công ty khó xác định được chi phí hay phản ứng của đối thủ cạnh tranh thì phương pháp định giá này là một giải pháp hợp lý. Mặc dù vậy, công ty không thể định giá thấp hơn một mức giá nào đó. Ví dụ như nếu như công ty định giá thấp hơn thì chi phí mà mình đã bỏ ra thua lỗ còn nếu như định giá ngang bằng với chi phí hòa vốn và cao hơn chi phí thì thu được lợi nhuận. Nhưng mặt khác càng định giá cao hơn chi phí thì công ty càng ít cơ hội giành được hợp đồng.

- Chiến lược phân phối để xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm trên thị trường công ty cần phải cân nhắc và xem xét các mặt sau:

+ Khi lựa chọn chiến lược phân phối công ty sẽ xác định các dạng trung gian phân phối sao cho phù hợp với sản phẩm của công ty. Nhưng nhìn chung công ty có thể đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các dạng trung gian phân phối sau người bán sỉ, doanh nghiệp (nhà phân phối). Do công ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau nên việc chọn kênh và trung gian phân phối hoàn toàn khác nhau. Công ty nên xem xét và tính toán lại mức giá đưa các dịch vụ thông qua khâu trung gian như hưởng phần trăm chiết khấu, công ty hạ giá bán hưởng hoa hồng theo sản phẩm,…

+ Do đó muốn xây dựng chiến lược phân phối tốt điều trước tiên là công ty phải xác định được mục tiêu của công ty, nếu làm được như vậy thì chiến lược sản phẩm mới trở nên hợp lý. Cho nên công ty cần xác định những mục tiêu sau khối lượng sản phẩm mà công ty muốn tiêu thụ, mức doanh thu và lợi nhuận là bao nhiêu, phạm vi tiêu thụ rộng hay hẹp… để làm được như vậy công ty nên thường xuyên căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, khả năng tiêu thụ của các kênh phân phối trung gian, mức độ cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

+ Việc xây dựng chiến lược phân phối không chỉ đơn thuần là dựa vào ý muốn của công ty mà còn phải căn cứ dựa vào ý muốn của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên hầu hết của nước nhập khẩu đều muốn tiêu thụ những mặt hàng tốt có chất lượng nhằm để lôi cuốn khách hàng. Một là để tạo uy tín với doanh nghiệp, nước nhập khẩu. Hai là bán hàng được nhanh chóng để quay đồng vốn kinh doanh. Chính vì vậy khi xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm của công ty cần phải chú ý.

* Khả năng cung cấp sản phẩm của công ty cho nước nhập khẩu để họ hoàn thành ý muốn của mình.

* Công ty nên ưu đãi các kênh trung gian để họ đối phó với sự canh tranh của các công ty khác.

* Đối với mặt hàng mà có doanh thu thấp thì công ty cần phải xem xét ý kiến đóng góp của nước nhập khẩu và lắng nghe những lời đóng góp của khách hàng để có xu hướng giải quyết cho hợp lý.

+ Tóm lại, càng nắm được nguyện vọng của các trung gian trong kênh phân phối là bao nhiêu thì nội dung chiến lược phân phối được xây dựng càng tốt bấy nhiêu.

- Chiến lược chiêu thị có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm từ công ty đến tay người tiêu dùng, các chính sách của chiêu thị gồm:

+ Quảng cáo: Quảng cáo qua website, gởi catalogue giúp công ty thông báo cho người tiêu dùng biết sự ra đời của sản phẩm, truyền một cách cụ thể về sản phẩm để tạo sự chú ý của người tiêu dùng và thuyết phục được lòng tin của khách hàng để họ đi đến quyết định mua sản phẩm của công ty. Do đó việc lựa chọn các phương tiện quảng cáo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu quảng cáo, chi phí và ngân sách dành cho quảng cáo muốn hướng đến. Quảng cáo chỉ áp dụng khi có sản phẩm mới ra đời.

3.2.3.Dự trù hiệu quả mang lại

- Đưa ra được mức giá tối ưu cho từng phân khúc thị trường và cho từng loại khách hàng.

- Triển khai được mạng lưới phân phối rộng khắp.

3.3. Giải pháp 3: Tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, giá phải chăng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA SỬ (Trang 40 - 46)