Kỹ thuật microwave (sóng viba)[11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chế và biến tính hydrotalcite bằng anion laurat (Trang 31 - 33)

Microwave (MW) là các sóng cực ngắn hay còn gọi là vi sóng, có bước sóng 1mm – 1m. Năng lượng của vi sóng là năng lượng điện từ. Tần số vi sóng thường sử dụng trong công nghiệp, y tế và khoa học là 915 MHz, 2450 MHz (tương đương với bước sóng 12,2 cm), 5800 MHz và 22125 MHz, tần số 2450 MHz được sử dụng nhiều nhất trong thiết bị chuẩn bị mẫu cho phân tích bằng AAS, ICP, GC và HPLC.

Các phương pháp đốt nóng truyền thống thường dựa trên các hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt được truyền từ bên ngoài vào thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Lượng nhiệt này sẽ loan ra khắp toàn bộ vật được đốt nóng nhờ chênh lệch nhiệt độ tại hai điểm khác nhau, sự chênh lệch này tỉ lệ nghịch với độ dẫn nhiệt của vật được đốt nóng. Phương pháp này có nhược điểm là chậm và không ổn định.

Sự đốt nóng bằng vi sóng ngược lại với phương pháp truyền thống. Nhiệt sinh ra ngay tại trung tâm của vật được đốt nóng và lan theo hướng từ trong ra ngoài, vì vậy sự đốt nóng bằng microwave có một số ưu điểm sau:

- Không có quán tính nhiệt cả khi bắt đầu và kết thúc.

- Đây là nguồn năng lượng sạch dễ tạo và dễ kiểm soát. Đốt nóng nhanh. - Có tác động đặc biệt với các phân tử phân cực.

- Với những ưu điểm trên, kỹ thuật vi sóng trở nên rất hiệu quả và đáng tin cậy, được áp dụng cho nhiều ngành trong đó có ngành hóa học.

CHƯƠNG 4: PHẦN THỰC NGHIỆM

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Điều chế HT với kích thước nano met.

Biến tính HT bằng anion laurat để nâng khoảng cách xen giữa 2 lớp, chuyển vật liệu HT từ ưa nước chuyển sang ưa dầu.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở mục tiêu đề ra, luận văn tập trung vào các công việc cơ bản sau:

- Nghiên cứu điều chế HT bằng phương pháp đồng kết tủa pH =10 bằng cách cho hỗn hợp dung dịch hai muối Mg(NO3)2và Al(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3 và NaOH.

- Điều chế HT trong máy siêu âm (ultrasonic) và già hóa trong lò vi sóng (microwave).

- Điều chế HT trong điều kiện bình thường ở phòng và già hóa bằng đun hoàn lưu.

- Xác định các đặc tính hóa lý cơ bản của HT trong hai cách điều chế trên. So sánh hai phương pháp điều chế.

- Khảo sát biến tính HTbằng anion laurat.

4.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 4.1.1.Hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chế và biến tính hydrotalcite bằng anion laurat (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)