trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
4.1.1. Yêu cầu bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế là sự tự giác, triệt để tuân thủ pháp luật trong hoạt động của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức và mọi công dân trong xã hội [117, tr.354]. Sự hiện diện nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS của Bộ luật TTHS năm 2015, một mặt, do yêu cầu thể chế hóa nguyên tắc hiến định, triển khai thi hành Hiến pháp 2013 theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp; đồng th i tiếp tục khẳng định các quan hệ được điều chỉnh trong quá trình giải quyết VAHS chủ yếu là quan hệ quyền lực. Theo GS.TSKH. Đào Trí Úc thì: “khi mà quan hệ tố tụng chủ yếu là quan hệ quyền lực thì yêu cầu bảo đảm pháp chế được đặt ra trước hết và chủ yếu đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng” [114, tr.59], rồi sau đó mới đến các chủ thể khác của TTHS [20, tr.103].
Về xét xử nói chung và sơ thẩm nói riêng phải dựa trên những chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử này, dưới góc độ chứng cứ thì yêu cầu bảo đảm pháp chế XHCN được hiểu:
Trên cơ sở Điều 8 Hiến pháp năm 2013, Điều 7 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự”. Nguyên tắc này của BLTTHS năm 2015 đòi hỏi pháp luật tố tụng hình sự được nhận thức và thực thi thống nhất trong tất cả mọi hoạt động ở các giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết VAHS. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự được quán triệt trong quá trình lập pháp và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, nó có ý nghĩa bảo đảm cho việc tiến hành giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác có hiệu quả đồng th i bảo đảm quyền con ngư i và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Xây dựng hệ thống pháp luật TTHS đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thực tế, điều kiện của đất nước ở từng giai đoạn. Trong cơ chế thực thi pháp luật, điều kiện tiên quyết có tính chất nền tảng là xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo, nhất là phải phù hợp với thực tế, với xu hướng th i đại, tác động tích cực đến sự phát triển đất nước. Những quy định này phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế và không mâu thuẫn chồng chéo, có như vậy các qui định đó của luật tố tụng hình sự mới trở thành cơ sở vững chắc cho các hoạt động tố tụng hình sự. Về cơ bản BLTTHS năm 2015 đã đáp ứng được yêu cầu này, cùng với các văn bản pháp luật tố tụng hình sự khác đã hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các khía cạnh, lĩnh vực hoạt động tố tụng hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm nói riêng, phù hợp với thực tiễn đấu tranh xử lý tội phạm ở nước ta.
- Tự giác, thực thi nghiêm chỉnh pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết VAHS. Nhiệm vụ tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự trước hết thuộc về các cơ quan, ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng do mọi hoạt động của các chủ thể này đều đại diện cho nhà nước và có ảnh hưởng lớn có tính quyết định tới việc giải quyết vụ án cũng như ảnh hưởng đến quyền con ngư i, lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân và các chủ thể tham gia tố tụng khác.
- Nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự” nhấn mạnh đến giới hạn của quy định pháp luật TTHS trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. Định hướng “Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” của Điều 7 BLTTHS 2015 đã khẳng định nguyên lý “chỉ được làm những việc pháp luật cho phép” của luật công, trong đó có luật TTHS. Như vậy, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đến khi kết thúc vụ án mọi hoạt động tố tụng đều phải tuân thủ, không được thực hiện vượt quá giới hạn, phạm vi quy định của pháp luật [88, tr.43-44].
Chứng cứ là một trong những vấn đề quan trọng của TTHS. Toàn bộ quá trình giải quyết VAHS thực chất là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, mặc dù cách thức tiến hành ở mỗi giai đoạn có khác nhau tùy thuộc vào
chức năng tố tụng của mỗi Cơ quan tố tụng. Song đều có một đặc điểm chung là các Cơ quan tố tụng đều phải có các hoạt động thu thập, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ để chứng minh có tội phạm xảy ra hay không? Chứng minh sự có tội hoặc vô tội của một con ngư i cụ thể. Ví dụ: Thông thư ng, một VAHS xảy ra bao gi cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau, mà những dấu vết này có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Chính vì vậy, trong giai đoạn điều tra CQĐT phải có nhiệm vụ thu thập các dấu vết của tội phạm và các chứng cứ khác liên quan đến vụ án từ đó có những việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ để kết luận vụ án và đề nghị VKS truy tố bị cáo ra trước TA để xét xử. VKS cũng có những hoạt động thu thập thêm chứng cứ nếu thấy cần thiết và tiến hành kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ của CQĐT đã thu thập để từ đó có kết luận để truy tố hay không truy tố theo đề nghị của CQĐT. Đặc biệt tại phiên tòa, hoạt động kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội như cáo trạng của VKS đã truy tố của HĐXX là hết sức quan trọng. Hoạt động này là căn cứ để HĐXX khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được con ngư i cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện, từ đó tuyên một bản án kết tội với một con ngư i cụ thể kèm theo là những hình phạt tương ứng hoặc tuyên một ngư i không phạm tội và trả tự do cho họ. Nếu việc kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm của HĐXX không bảo đảm tính khách quan, chính xác sẽ là nguyên nhân dẫn đến oan sai trong hoạt động tố tụng.
4.1.2. Yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp
Những định hướng trong chiến lược cải cách tư pháp của nước ta đã xác định: - Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trư ng định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngư i.
- Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định TA có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh.
- Đổi mới và tăng cư ng sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp. Trong bối cảnh mới hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cải cách tư pháp lên một tầm cao mới, phù hợp với những gì vốn có của tư pháp, phù hợp với các điều kiện mới hiện nay. Trong bối cảnh mới hiện nay, về quốc tế và khu vực: Quá trình hội nhập quốc tế, khu vực, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, sự phát triển của khoa học và công nghệ, các xung đột, tranh chấp quốc tế, tình hình tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố...đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến tư pháp, cải cách tư pháp trên phạm vi toàn cầu và đến tư pháp, cải cách tư pháp của từng quốc gia. Cùng với đó, bối cảnh trong nước: Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đang bước sang giai đoạn mới, đồng th i đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết đối với tư pháp; trong xã hội xuất hiện các nhân tố khách quan và chủ quan mới tác động đến tư duy, tư tưởng, quan điểm về tư pháp. Từ đó, đặt ra yêu cầu bắt buộc phải tiến hành đẩy mạnh cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn tới.
Về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH phải dựa trên những định hướng trên trong quá trình cải cách nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, giải quyết những vấn đề chứng cứ trong xét xử hiện nay, đòi hỏi phải:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự
Tăng cư ng ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật về tố tụng. Theo đó, đã phân định một bước thẩm quyền quản lý hành chính với trách
nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng, tạo điều kiện cho Thẩm phán, KSV, ĐTV chủ động thực thi nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ chế thực hiện có hiệu quả trên thực tế chủ trương tăng cư ng, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, bảo đảm vai trò, trách nhiệm của luật sư và KSV trong hoạt động tranh tụng.
Thứ hai, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
Tiếp tục hoàn thiện, triển khai thực hiện các đề án về việc tổ chức hệ thống TAND theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. TAND được tổ chức 4 cấp như kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị. Đối với TAND sơ thẩm khu vực và VKSND tương ứng cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng. Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của TA quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự...
Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính dân chủ, công bằng, nghiêm minh. Nghiên cứu xác định rõ nội hàm và xây dựng cơ chế để TAND thực hiện đầy đủ quyền tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh tụng, coi đây là khâu đột phá của cải cách tư pháp.
Xác định rõ phạm vi kiểm sát hoạt động tư pháp trong từng lĩnh vực, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tách bạch rõ vai trò KSV thực hành quyền công tố với KSV thực hiện công tác kiểm sát hoạt động tư pháp; tăng cư ng trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Xác định lại vị trí luật sư, tách chế định luật sư ra khỏi chế định bổ trợ tư pháp, cụ thể như sau: Đào tạo phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn; xây dựng cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, tăng cư ng vai trò của luật sư trong giai
đoạn điều tra (cùng với việc nghiên cứu, hình thành chế định luật sư công), từng bước đảm bảo cho mọi công dân có nhu cầu đều được trợ giúp pháp lý và được bào chữa khi bị xét xử về hình sự. Đề cao ý thức đạo đức nghề nghiệp của luật sư, phát huy vai trò tự quản của các Đoàn luật sư, Liên đoàn Luật sư. Xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư, tăng cư ng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
Thứ ba, tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết VAHS.
Đánh giá chứng cứ trong VAHS, là hoạt động tư duy của chủ thể tiến hành tố tụng theo quy định của BLTTHS và các chủ thể khác có liên quan tiến hành xem xét, kiểm tra các chứng cứ đã thu thập được; từ đó đưa ra kết luận về tính xác thực hoặc không xác thực của chứng cứ, tính hợp pháp hoặc không hợp pháp, tính liên quan hoặc không liên quan đến vụ án của chứng cứ. Các chứng cứ được thu thập liên quan đến vụ án, đều phải được đánh giá riêng biệt và tổng thể; có như vậy CQĐT, VKS, TA mới giải quyết được vụ án cần phải tiến hành đánh giá chứng cứ trên cơ sở phân tích và tổng hợp.
Phân tích chứng cứ là việc phân chia toàn bộ chứng cứ đã thu thập được về vụ án, phân biệt chứng cứ này với chứng cứ khác, phân chia từng chứng cứ riêng lẻ thành các bộ phận cấu thành của nó, chọn ra trong đó các sự kiện khẳng định, đặc điểm riêng, đối chiếu, so sánh các yếu tố riêng lẻ của từng chứng cứ với nhau và của chứng cứ này với chứng cứ khác.
Tổng hợp chứng cứ là rút ra kết luận từ các chứng cứ đã được thu thập về VAHS, từ việc xác định trên cơ sở của tất cả các chứng cứ, các sự kiện và các tình tiết của vụ án đang được điều tra và giải quyết.
Ngư i có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án. Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ có ý nghĩa quyết định đối
với việc giải quyết VAHS. Đó chính là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như ngư i tiến hành tố tụng.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xác định: Tính xác thực, độ tin cậy và giá trị của các chứng cứ đã thu thập được; khả năng sử dụng chứng cứ này hay chứng cứ khác trong hệ thống chứng cứ để chứng minh VAHS; xác định tính chất, ý nghĩa và mức độ liên quan giữa chứng cứ được sử dụng với các chứng cứ khác; giá trị của từng chứng cứ đối với việc chứng minh các vấn đề phải chứng minh trong vụ án; hướng sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng chứng cứ. Do vậy, hoạt động đánh giá chứng cứ của các chủ thể tiến hành tố tụng bao gồm các nội dung sau: Chủ thể đánh giá chứng cứ tiến hành kiểm tra, xem xét giá trị chứng minh của các chứng cứ đã thu thập; chủ thể đánh giá