cơ tim mạch – chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
2.1. Mối liên quan giữa nồng độ resistin với một số nguy cơ tim mạch - chuyển hóa.
- Tăng nồng độ resistin ở bệnh nhân ĐTĐ có liên quan với cường tiết insulin, kháng insulin đánh giá bằng các chỉ số kháng insulin tại các điểm cắt giới hạn (insulin≥12µU/ml, HOMA-IR>2,6, McAuley<5,8, TyG>4,65), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01.
- Tăng nồng độ resistin ở bệnh nhân có liên quan với một số chỉ số đánh giá sinh vữa xơ, tại điểm cắt (AIP≥0,1, CRI-I<3,5(nam), <3,0 (nữ), CRI-II≥3,3, AC≥3,0). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01.
- Nồng độ resistin huyết thanh có mối liên quan với thừa cân, béo phì và mức độ thừa cân béo phì, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
- Nồng độ resistin có mối tương quan thuận mức độ yếu với nồng độ glucose máu lúc đói r = 0,14, p < 0,05, HbA1c, r =0,16, p<0,01, BMI r =0,23, p<0,001, HOMA-IR r=0,15, p<0,01, Quicki, r
=-0,20 p<0,01. Chưa thấy mối liên quan của nồng độ resistin với tuổi, giới, tăng huyết áp.
2.2. Mối liên quan giữa nồng độ visfatin với một số nguy cơ tim mạch - chuyển hóa.
- Tăng nồng độ visfatin ở bệnh nhân ĐTĐ có liên quan với cường tiết insulin và kháng insulin tại điểm cắt của các chỉ số (insulin ≥12µU/ml, HOMA-IR>2,6, McAuley<5,8, TyG>4,65). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01.
- Tăng nồng độ visfatin ở bệnh nhân ĐTĐ chưa thấy liên quan với các chỉ số sinh vữa xơ (AIP≥0,1, CRI-I<3,5(nam), <3,0 (nữ), CRI-II≥3,3, AC≥3,0), sự khác biệt chưa thấy có ý nghĩa thống kê p>0,05.