VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Giá trị lý luận và thực tiễn. (Trang 27 - 32)

DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM

Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng Hồ Chí Minh đã không áp dụng rập khuôn, máy móc những nguyên lý có sẵn. Năm 1924, Người đã phát hiện thấy chủ nghĩa Mác được xây dựng trên một triết lý nhất định của lịch sử châu Âu, mà châu Âu “chưa phải là toàn thể nhân loại”, và đặt ra nhiệm vụ: “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. Vận dụng phương pháp làm việc biện chứng của học thuyết Mác-Lênin, Người đã phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể, xây dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, yêu cầu khách quan của cách mạng ở thuộc địa không phải là chống chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chống chủ nghĩa thực dân và tay sai của nó. Cho nên điều cần kíp là phải tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Về động lực của cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định, chủ nghĩa dân tộc chân chính là một động lực to lớn và kêu gọi phát động chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế cộng sản.

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa, nhất là so sánh lực lượng quá chênh lệch về kinh tế và quân sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc, Người đã xây dựng nên lý luận về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, phát huy và sử dụng sức mạnh toàn dân tộc để chiến thắng kẻ thù hùng mạnh. Đây là một di sản tư tưởng quân sự vô giá mà Người để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Hiện nay tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến Việt Nam, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học- công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu á Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa-kinh tế-chính trị chiến lượcngày càng quan trọng; đồng thời đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt.

Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định, hơn ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhìn tổng thể, qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu tolớn và có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hộivà bảo vệ Tổ quốcxã hội chủ nghĩa… Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra vẫn còn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá Việt Nam; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm tạo ra những nguồn lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới vững bước tiến lên. Phải khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tạo điều kiện và phát huymọinguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết phải xác định rõ các nguồn lực vàphát huy tối đa các nguồn nội lực. Nội lực, hiểu một cách toàn diện, bao gồm con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc,

truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên, vốn liếng… nhưng tựu trung lại, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần của nó. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn lực mạnh mẽ nhất, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước ấy đã được phát huy cao độ, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song, đưa đến mọi thắng lợi của dân tộc ta. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, truyền thống quý báu ấy cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành một nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Một là, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững được nền độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự của đất nước.

Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ lịch sử mới. Trước hết là mỗi đảng viên tự nâng cao trình độ nhận thức chính trị và chuyên môn, trau dồi, rèn luyện đạo đức để xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Ba là, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí, trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường, “đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân”.

Bốn là, trong bối cảnh hiện nay phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.

Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Giá trị lý luận và thực tiễn. (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w